Cho ví dụ sát thực về truyền thống tôn sư trọng đạo (kính trọng thầy cô)

Có người nói thầy cô là ngọn nến, đốt cháy chính mình để soi sáng cho người khác.

Có người nói, thầy cô là là những người lao công kính mến. Gột rửa tâm hồn nhân loại không oán không hận.

Có người nói thầy cô là những viên đá dải đường. Hiến dâng bản thân mình để vun đắp cho người khác.

Ai cũng biết rằng, thầy cô là người truyền thụ tri thức. Nếu như không có thầy cô, liệu bánh xe thời đại có thể rầm rập tiến về phía trước được không? Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn những ví dụ sát thực tế về truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng thầy cô.

Cho ví dụ sát thực về truyền thống tôn sư trọng đạo (kính trọng thầy cô)

Bạn có còn nhớ quốc vương chí cao vô thượng của một vương quốc cổ đại phương Tây từng đứng trước rất nhiều nhân tài khoa học kỹ thuật, học sĩ kinh tế trìu mến nói rằng: “Thầy cô là những người có cống hiến lớn nhất cho nước nhà”. Bạn có còn nhớ khoảnh khắc Marie Curie đẩy xe lăn lên bục nhận giải thưởng. Người ngồi trên xe lăn ấy chính là giáo viên tiểu học của bà. Bạn có còn nhớ, trên tường trước Án phòng Lỗ Tấn có treo một bức tranh người thầy của ông là ngài Fujino.

Những nhân vật có học thức này. Họ không hề quên người thầy, người cô của mình khi họ có được thành công. Bởi họ biết rằng, thấy cô chính là những viên đá dải trên con đường thành công của họ.

Ngày hôm nay, chúng ta được ngồi trong những căn phòng học khang trang sạch sẽ. Thầy cô giáo dốc hết tâm huyết dạy dỗ, truyền thụ kiến thức cho chúng ta. Khi chúng ta gặp phải khó khăn, trắc trở, thầy cô là những người giúp đỡ chúng ta.

Có bao giờ bạn tự hỏi, thầy cô làm như vậy là mong muốn điều gì? Thực ra rất đơn giản, thầy cô chỉ mong muốn học sinh của mình học hành tiến bộ, tố chất được nâng cao.

>> Lấy ví dụ về kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống, học tập công việc

Cho ví dụ sát thực về truyền thống tôn sư trọng đạo (kính trọng thầy cô)

Chỉ cần nhìn thấy học sinh của mình nỗ lực học tập, có tiến bộ. Dù chỉ là những tiến bộ nhỏ, những thành tích nhỏ, nhưng thầy cô lúc nào cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Chỉ dựa vào những điều này là đủ giải thích cho hành động tôn sư trọng đạo của nhiều người. Chỉ dựa vào những điều này, thầy cô cũng xứng đáng nhận được sự yêu mến và tôn trọng từ nhiều người. Thế nhưng, tôn sư trọng đạo không chỉ nói miệng, không thể chỉ là những lời nói suông. Chúng ta cần phải có những hành động cụ thể.

Chẳng hạn như, ra đường gặp thầy cô phải chào hỏi. Khi mắc lỗi, phạm sai lầm không được trốn tránh sự phê bình của thầy cô, phải nghiêm túc sửa sai. Lên lớp chăm chỉ học bài, về nhà chăm chỉ làm bài tập. Tôn trọng và yêu mến thầy cô… Tất cả những hành động này đều là biểu hiện của tôn sư trọng đạo.

Thời đại ngày càng nhắc nhở chúng ta một cách sâu sắc rằng, chỉ khi chúng ta không ngừng tự lực tự cường trong cuộc sống này. Chỉ khi chúng ta bền gan vững chí trong việc học tập. Chúng ta mới có được thành công trong sự nghiệp. Mới có thể báo đáp được xã hội, báo đáp công ơn thầy cô. Đây mới là ý nghĩa thực sự trong việc tôn sư trọng đạo.

Tôn sư là trào lưu của thời đại, trọng đạo là chương nhạc vĩnh hằng.

Trả lời