Làm tốt công việc của mình là bổn phận của mỗi người. Chỉ là làm thế nào để người khác biết mình có làm việc chăm chỉ hay không thì cần phải có thời gian học tập và tích lũy.
Báo cáo công việc không đơn giản chỉ là một câu nói. Cũng không phải là hành động tùy theo ý mình. Nó bắt buộc phải là một chuỗi lô gíc hoàn chỉnh. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn, cách viết nội dung email bài bản để gửi báo cáo cho Sếp.
Cách viết nội dung email bài bản để gửi báo cáo cho Sếp
1, Tại sao lại phải báo cáo công việc
(1), Đối với bản thân: để quản lý kế hoạch có hiệu quả hơn. Để nâng cao giá trị bản thân và đạt được những mục tiêu dài hạn.
(2), Đối với công việc: Hiểu rõ mục tiêu công việc, thực hiện kế hoạch công việc. Theo dõi tiến độ công việc, không ngừng cải thiện công việc.
Chỉ khi kiên trì ghi chép, tổng kết và nhìn lại. Thì mới có thể hiểu được công việc của mình một cách triệt để. Hình thành thói quen ghi chép và tổng kết thì mới thuận lợi trong việc làm báo cáo.
2, Có những loại báo cáo công việc nào
Từ nhỏ đến lớn: báo cáo thông thường, báo cáo theo quý, báo cáo mang tính chiến lược
Cách viết nội dung email bài bản để gửi báo cáo cho Sếp
3, Yêu cầu nội dung báo cáo công việc gồm những gì
Bao gồm: chữ viết, số liệu, hình ảnh, biểu đồ. Chữ viết là công cụ hỗ trợ, số liệu mới là tiếng nói trực quan nhất. Còn hình ảnh và biểu đổ sẽ giúp bản báo cáo của bạn sinh động và có tính so sánh hơn.
>> Cách viết Email thư mời tham gia sự kiện thu hút (cách nói mời tham gia event)
4, Nên chuẩn bị những gì trước khi gửi gửi báo cáo
Đầu tiên phải suy nghĩ thật kỹ lượng thì mới có hiệu quả. Suy nghĩ xem yêu cầu của người khác là gì? Làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu của người khác nhưng vẫn giữ được lập trường của bản thân?
Báo cáo là phải tổng kết nhìn lại. Bởi vậy cần phải sắp xếp lại tư duy và tài liệu. Để cho dù là tư duy vô hình hay là tài liệu hữu hình cùng đều phải có lô gíc rõ ràng. Giúp người xem cảm thấy dễ hiểu và thoải mái.
Cách viết nội dung email bài bản để gửi báo cáo cho Sếp
5, Cách làm báo cáo công việc
Bước 1: Lập dàn ý. Mỗi người đều có khung dàn ý lô gíc của riêng mình. Chẳng hạn như là gì, tại sao, làm như thế nào. Hoặc đã làm những gì? Kết quả ra sao? Nguyên nhân thiếu sót là gì? Phân tích kết quả… Dù khung lô gíc của bạn ra sao, thì nội dung vẫn là cơ sở nền tảng. Hàng ngày phải có sự ghi chép thì mới có thể tổng hợp được những nội dung thiết thực và số liệu có hiệu quả.
Bước 2: Trình bày nội dung kết cấu. Nội dung phải có trọng tâm nổi bật, kết quả nổi bật. Hoặc phân tích thiếu sót. Đưa ra ý kiến khắc phục. Thể hiện được kế hoạch hành động tiếp theo… Đây đều là những nội dung mà một báo cáo công việc cần phải có.
Bước 3: Tổng hợp tài liệu. Một báo cáo công việc khả thi là một báo cáo đã có phương án hành động cụ thể. Có thời gian, có người phụ trách, có người thực hiện, có dự toán…Thể hiện một cách đầy đủ và có trật tự về những người, việc, sự vật, tài chính có liên quan đến hoạt động, dự án công việc. Tạo thành một báo cáo tổng hợp. Để người xem nắm được kết quả và hướng phát triển tiếp theo.