Từ nhỏ, vốn đã quen với nghề mộc và có cơ hội tiếp xúc với nó một cách thường xuyên, anh Lương Văn Tuấn ở Bắc Giang sau khi học xong vẫn quyết định về quê theo nghề truyền thống của gia đình. Nhưng điểm khác biệt của anh so với những người thợ mộc khác đó chính là những sản phẩm của anh được làm từ những miến gỗ bỏ đi.
Sau khi về quê, anh nhận thấy có rất nhiều miếng gỗ vụ, gỗ thừa từ việc sản xuất những sản phẩm gỗ chính bị bỏ đi. Cảm thấy lãng phí nên anh luôn muốn tìm ra ý tưởng tái sử dụng lại những miếng gỗ này để trở nên có ích hơn.
Trong một lần xem video trên youtube và nhận thấy người nước ngoài sử dụng một chất nhựa có tên là epoxy resin để kết dính, anh rất ấn tượng và muốn thử nó cho những miếng gỗ.
Với kiến thức học tại trường Cao đẳng Hóa chất Phú Thọ, anh Tuấn cảm thấy tự tin hơn để bắt tay vào ý tưởng của mình. Quy trình làm nghe có vẽ đơn giản: sơ chế gỗ, thiết kế lại miếng gỗ, sắp xếp và đổ chất nhựa epoxy resin để kết dính nhưng không phải ai cũng có thể làm được.
Mỗi tháng, cơ sở của anh Tuấn xuất đi khoảng 20 – 30 sản phẩm, và đa số đều là hàng theo đơn đặt. Doanh thu mỗi tháng anh Tuấn thu về khoảng 70 triệu đồng và tạo thêm công ăn việc làm cho 3-7 lao động tại địa phương