Mới đây, những số liệu từ công ty Chứng khoán Đông Á về ngành dược đã cho thấy những tiềm năng và cơ hội kiếm tiền trong thị trường này. Cụ thể, người Việt đang ngày càng quan tâm tới vấn đề chăm sóc sức khỏe và sản sàng chi tiền vào nó. Từ năm 2010 đến 2015, tốc độ tăng trưởng trong chi tiêu về thuốc men của người Việt tăng 14,6%.
Dự báo, đến năm 2020 chi tiêu vào thuốc men và sức khỏe đạt 85 USD/người (1,9 triệu) và năm 2025 là 163 USD/người(3,7 triệu).
Doanh thu trong thị trường dược phẩm năm 2017 đạt 5,2 tỷ USD và đang có xu hướng tăng trong những tăng tiếp theo nhờ vào mức chi tiêu dược phẩm của mỗi cá nhân là 14%/năm.
Dược phẩm được chia thành hai nhóm đó là đông y và tân dược (thuốc tây y). 70% thị phần trong ngành dược phẩm được phân phối qua các bệnh viên (gọi là kênh ETC) và 30% là thông qua các hiệu thuốc (gọi là kênh OTC).
Sở dĩ, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm muốn chọn kênh ETC vì nếu phân phối qua bệnh viện sẽ tiết kiệm được chi phí bán hàng, quản lý. Tuy nhiên, các bệnh viện tại Việt Nam vẫn đang có xu hướng nhập khẩu thuốc từ nước ngoài về nhiều hơn.
Không chỉ các doanh nghiệp trong nước đang đua nhau cạnh tranh, mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bắt đầu nhảy chân vào thị trường dược phẩm tại Việt Nam. Cho thấy, tiềm năng và cơ hội từ thị trường này đang rất lớn.