Chủ đề này hướng dẫn người khởi nghiệp muốn mở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini những kinh nghiệm và sự chuẩn bị chu đáo cho mô hình. Các bước thực hiện, và những điều quan trọng cần lưu ý để kinh doanh thành công cửa hàng tạp hóa.
Thuở nhỏ, nhà ở nông thôn của một Huyện trong Tỉnh, gần với thị xã quy mô nhỏ nên tôi rất thích cuộc sống ở thành phố lớn.
Sau này lớn lên thì sự thật là, cuộc sống ở thành phố lớn tuy chưa đến mức “không ở nổi, không sống nổi…” nhưng trong thế giới của người trưởng thành thì thực sự không hề dễ dàng chút nào.
Bao quát những người sống tại thành phố thì đâu có mấy người đứng được trên đỉnh cao, đại đa số đều là dân công sở, cuối cùng rồi cũng trở về bình phàm, gánh trên vai đủ các khoản nợ, gia đình, xã hội, đầu tắt mặt tối chạy vạy khắp nơi. Tuổi đã tứ tuần mà lúc nào cũng phải lo lắng về quyết định nghỉ hưu có thể ập tới bất cứ lúc nào, các vấn đề về sức khỏe, thử hỏi, phải đi đâu về đâu?
Khởi nghiệp vẫn có thể được xem là một trong những con đường giải vây hữu hiệu cho tuổi trung niên, nhưng nói thì dễ, làm mới khó. Khởi nghiệp gì? Và khởi như thế nào? Chỉ trả lời hai câu hỏi này thôi đã là rất khó rồi.
Trong bài viết này, tôi đã kết hợp với thực tế điều tra và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để đưa ra một con đường khởi nghiệp đó là mở cửa hàng tạp hóa ở tình , thị xã, thị trấn, và vùng nông thôn.
>> Mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa: Chi tiết vốn, quản lý, nguồn hàng
Dưới đây, tôi sẽ triển khai nội dung bài viết xoay quanh các vấn đề như tính khả thi khi mở cửa hàng tạp hóa ở tỉnh, thị xã, thị trấn, và ở quê, cách mở cửa hàng tạp hóa và những rủi ro cần phải chú ý khi mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn, tỉnh, thị xã, thị trấn. Hy vọng có thể mang lại chút ý tưởng cho những ai vẫn đang mông lung, mịt mờ.
Tính khả thi khi mở cửa hàng tạp hóa mini
Trước khi bắt đầu vào vấn đề chính, tôi muốn nói rõ với các bạn một điểm rằng, nội dung bài viết này chủ yếu nghiên cứu về việc mở cửa hàng tạp hóa ở tỉnh, thị xã, thị trấn (Hợp tác mở cửa hàng tiện lợi với các chuỗi cửa hàng tiện ích lớn như 7-Eleven, family mart, Lawson…, có thể không gian phát triển sẽ rộng mở hơn so với việc tự mình mở cửa hàng tạp hóa tại nhà).
Sở dĩ nói mở cửa hàng tạp hóa tự chọn có tính khả thi, chủ yếu là do 3 nguyên nhân sau:
Thứ nhất là rào cản kinh doanh thấp hơn so với các loại hình kinh doanh mới nổi như tiệm làm nail, cửa hàng thú cưng. Muốn mở cửa hàng tạp hoá vừa không cần phải nắm bắt được những thủ công mỹ nghệ kỹ thuật cao mà cũng không cần tới các loại thiết bị có thao tác phức tạp.
So với các loại hình kinh doanh truyền thống như nhà hàng, cửa hàng thời trang…thì chi phí mở cửa hàng tạp hoá nhỏ không cao, trình độ phục vụ yêu cầu không nghiêm ngặt. Những kỹ năng, kiến thức cần cho những người kinh doanh muốn mở cửa hàng tạp hoá như lấy hàng, bày hàng, thu ngân, lễ nghi phép tắc…thường sẽ nắm được rất nhanh trong thời gian ngắn.
Thứ hai là có thể kiểm soát được rủi ro kinh doanh. Mở cửa hàng tạp hoá cần bao nhiều vốn? Trừ đi các khoản vốn để mở cửa hàng tạp hoá như tiền thuê mặt bằng cửa hàng, tiền lương nhân viên, tiền điện nước thì vốn mở cửa hàng tiện lợi tập trung chủ yếu ở khâu nhập hàng. Vấn đề hàng ế hàng khó bán khiến các mặt hàng bị quá hạn là một trong những phiền phức lớn mà những cửa hàng tạp hoá thường khó tránh khỏi.
Vậy muốn mở cửa hàng tạp hoá lấy hàng ở đâu? Hiện nay rất nhiều các nhà cung cấp đã đưa ra dịch vụ mang tính bảo vệ quyền lợi cho các cửa hàng tạp hoá như cho phép đổi trả, mua lại với giá thấp để xử lý hoặc bồi thường đối với một số các loại sản như bánh kẹo, nước ngọt…Điều này khiến cho các cửa hàng có thể kiểm soát được tổn thất bị gây ra do việc nhập hàng bất hợp lý, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro từ việc kinh doanh mở cửa hàng.
Thứ ba là trạng thái ngành nghề biến đổi đa dạng phòng phú, khả năng kéo dài lãi cao. Theo như những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá thì điều đầu tiên đó là phải chọn được địa điểm có lưu lượng khách cao, không gian phong phú đa dạng;
Ngoài kinh doanh bán lẻ những mặt hàng đồ dùng hàng ngày thì cửa hàng tạp hoá có thể kinh doanh thêm một số nghiệp vụ kinh doanh phụ khác như mở thêm quầy bán các loại rau quả theo mùa, mở rộng diện tích kinh doanh các loại đồ ăn vặt như trứng gà luộc, thịt viên, cà phê nóng…Ngày thường còn có thể kinh doanh điểm phát nhận bưu phẩm, khu vui chơi giải trí cho trẻ em…Đây chính là cách mở cửa hàng tiện lợi hiệu quả kết hợp với nhiều dịch vụ khác nhằm tối đa hoá không gian và lợi nhuận kinh doanh.
Các bước mở cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini
Về các nội dung chi tiết như: mở cửa hàng tạp hoá cần chuẩn bị những gì? Điều kiện mở cửa hàng tạp hoá cần giấy tờ gì? Mở cửa hàng tạp hoá cần bao nhiêu tiền? Hay muốn mở cửa hàng tạp hoá thì lấy hàng ở đâu?…trên mạng có chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá, kinh nghiệm mở siêu thị mini và cũng có rất nhiều trang mạng tư vấn mở cửa hàng tạp hoá, tư vấn mở siêu thị mini mang lại nhiều nguồn cảm hứng khác nhau cho các bạn đọc. Bởi vậy các bạn hoàn toàn có thể thông qua các các công cụ tìm kiếm hay trang mạng xã hội như google, facebook, blog…để học hỏi kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá tự chọn.
Vì đây chỉ là một bài báo cáo khảo sát mang tính chất nghiên cứu nên tôi chỉ liệt kê cho các bạn một số nội dung quan trọng về những điều cần biết khi mở cửa hàng tạp hoá và các kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá có liên quan.
1, Muốn mở cửa hàng tạp hoá thì cần phải chuẩn bị trước những gì?
(1), Cần phải có đủ vốn ban đầu. “Có bột mới gột nên hồ”, khởi nghiệp kinh doanh cần phải có vốn ban đầu. Vậy thì mở một cửa hàng tạp hoá cần bao nhiêu tiền vốn? Do có sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các khu vực và vùng miền nên tuỳ từng khu vực vùng miền mà câu trả lời cho câu hỏi “mở một cửa hàng tạp hoá cần bao nhiêu tiền vốn?” sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên theo như kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi thì các loại vốn lớn để mở một cửa hàng cơ bản là giống nhau. Các bạn có thể tham khảo thêm tại bảng dưới đây:
(2), Chuẩn bị tâm lý sẽ phải vất vả. Trong tương lai các cửa hàng tạp hoá ở tỉnh, thị xã, thị trấn có thể sẽ đều thực hiện hình thức kinh doanh cả ngày 7×24 nhằm tối đa hoá các dịch vụ tiện ích. Thế nhưng lưu lượng khách của các cửa hàng tiện lợi ở tỉnh, thị xã, thị trấn lại không nhiều nên việc kinh doanh 24/24 các ngày trong tuần có lẽ là không cần thiết những ít nhất cũng phải đạt đến 12 tiếng trên ngày. Điều này yêu cầu người kinh doanh cần phải có sự nhẫn nại và nghị lực tương đối.
2, Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá: lựa chọn vị trí cửa hàng
Hướng dẫn mở cửa hàng tạp hoá: Cách mở cửa hàng tạp hoá có lãi đó là đầu tiên phải lựa chọn được địa điểm đặt cửa hàng lý tưởng là những nơi có lưu lượng khách cao, để có thể phát huy tối đa đặc trưng “tiện ích” của nó, tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn nữa.
Thế nhưng lô-gic kinh doanh hiện thực lại không được trực tiếp như vậy, lưu lượng khách càng cao dĩ nhiên doanh thu cũng càng cao nhưng tiền thuê mặt bằng cũng sẽ cao, chi phí kinh doanh không ngừng leo thang bởi vậy người kinh doanh cần phải luôn nắm rõ tình hình “chi phí và doanh thu” của cửa hàng, tìm được vị trí đặt cửa hàng thích hợp.
Có người tâm sự với tôi rằng: “tôi muốn mở cửa hàng tạp hoá nhưng lại không biết cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng tạp hoá?”, và câu trả lời của tôi với họ đó là đây không phải là vấn đề để bạn quan tâm hàng đầu, nếu muốn mở cửa hàng tạp hoá thì điều đầu tiên đó là bạn phải tìm được cho mình một vị trí mở cửa hàng thích hợp rồi sau đó mới quan tâm tới các vấn đề vốn và chi phí khác.
3, Muốn mở cửa hàng tạp hoá thì trước tiên cần phải có định hướng kinh doanh rõ ràng
Mở siêu thị mini có lãi không? Cách mở siêu thị mini như thế nào? Để trả lời được cho hai câu hỏi này thì điều đầu tiên đó là bạn cần phải có định hướng kinh doanh rõ ràng. Do phạm vi kinh kinh doanh bức xạ cửa các cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini tương đối eo hẹp nên một khi đã mở cửa hàng cần phải xác định rõ định hướng kinh doanh, trong phạm vi thị trường có hạn đi sâu vào nhu cầu của người tiêu dùng, khai thác đầy đủ lợi nhuận ngầm. Để làm được điều này thì người kinh doanh cần:
(1), Hiểu rõ phạm vị thị trường của mình.
Ví dụ cửa hàng tiện lợi mở ngày trước cổng vào khu chung cư thì phạm vi thị trường của nó khả năng sẽ tập trung trong quần thể chung cư này; Có cửa hàng tạp hoá mở cạnh ngã tư có lưu lượng người qua lại rất đông vậy thị thị trường của nó sẽ tương đối rộng mở, phạm vi khách hàng mục tiêu càng không được xác định rõ ràng cho lắm; Hay có những siêu thị mini mở ngay tại cổng trường học, khách hàng đại đa số sẽ là học sinh trung, tiểu học mà thói quen tiêu dùng của học sinh, sinh viên lại khác xa so với người trưởng thành…
(2), Cần phải xác định rõ mặt hàng kinh doanh chính.
Thông thường sau một thời gian kinh doanh ngắn thì các cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini đều sẽ dần dần xuất hiện các loại mặt hàng kinh doanh chính của mình. Ví dụ, cửa hàng tạp hoá mở ngay cạnh khu dân văn phòng, khách hàng chủ yếu sẽ là những người nhân viên văn phòng thì sản phẩm kinh doanh chính thường sẽ là các loại đồ ăn vặt, nước giải khát, hoa quả, cơm hộp…;
Cửa hàng tạp hoá ngay cổng chung cư thì mặt hàng chủ yếu sẽ là các loại muối mắm, rượu, thuốc, thực phẩm…Sau khi đã làm rõ được các mặt hàng kinh doanh chủ yếu thì người kinh doanh có thể áp dụng các biện pháp như định giá kỳ thị (các mặt hàng bán chạy thì nâng giá một cách phù hợp còn các mặt hàng bán ế thì lại hạ giá một cách phù hợp), khuyến mãi đi kèm (bán kết hợp giữa các loại mặt hàng bán chạy với các loại mặt hàng bán ế)…nhằm khai thác tối đa lợi ích kinh tế thị trường.
Những điều rủi ro cần phải chú ý
Từ cổ chí kim “mở cửa hàng thì dễ nhưng kinh doanh cửa hàng lại khó”, làm thế nào để kinh doanh kiếm tiền có lãi cần phải phân tích theo từng tình huống cụ thể.
Các bạn có thể tham khảo các nội dung tư vấn trên mạng như: mở cửa hàng tạp hoá có lãi không? Có nên mở cửa hàng tạp hoá hay không?…để học hỏi thêm các kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá cũng như các bước mở cửa hàng tạp hoá. Trong bài viết này tôi sẽ giúp các bạn liệt kê ra một số điểm rủi ro mà các bạn cần phải chú ý nếu muốn mở cửa hàng tạp hoá.
(1), Sự thay đổi về môi trường kinh doanh.
Cho dù là công ty xuyên quốc gia hay là một cửa hàng tạp hoá nhỏ trong một góc phố thì kết cục chung của việc lơ là sự thay đổi môi trường kinh doanh cuối cùng đều sẽ là đóng cửa và phá sản.
Ví dụ điển hình như Nokia, Kodak…Chúng ta có thể lấy một ví dụ cụ thể hơn nữa đó là Costa Coffee, đã từng phồn thịnh một thời, nhưng trước sự tấn công của cơn sốt cổ phiếu thì lượng khách hàng của Costa không còn được vinh quang như trước nữa. Costa lại không thể phán đoán một cách chính xác về sự thay đổi môi trường kinh doanh quan trọng này, ngược lại còn bỏ ra một lượng vốn lớn để đầu tư vào việc trang hoàng cửa hàng, kết quả đó là phải đóng cửa một cách nhanh chóng.
(2), Định mức cửa các khoản nợ kinh doanh tồn đọng quá lớn.
Nhu cầu về tiền mặt có sẵn cửa các cửa hàng bán lẻ tương đối cao để nhằm đáp ứng quy trình nhập hàng liên tục.
Nếu người kinh doanh cửa hàng tạp hoá thiếu mất một bộ quy tắc vay nợ có hiệu quả khiến định mức của các khoản nợ kinh doanh tồn đọng quá lớn, trong điều kiện không thể đòi nợ đúng hạn, cửa hàng rất có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ gián đoán chuỗi nguồn vốn.
(3), Luôn tồn tại sự “bịp bợm hay lừa đảo” mọi lúc mọi nơi.
Kinh doanh bất cứ ngành nghề nào cũng có khả năng bị bịp bợm hay lừa đảo, kinh doanh cửa hàng tạp hoá cũng không ngoại lê.
Một số trò bịp bợm hay lừa đảo phổ biến đó là: thu tiền giả, nhập hàng giả, bị lừa khi bán hàng…Các trò bịp bợm hay lừa đảo có thể sẽ diễn ra bất cứ lúc nào nên yêu cầu người kinh doanh cần phải có kiến thức chống lừa đảo đầy đủ, bởi dù là ai đi chăng nữa thì cũng đều không muốn mình bị lừa gạt.
Điều cuối cùng mà tôi muốn nói đó là, đây là một bài nghiên cứu dựa trên sự khảo sát và phân tích của cá nhân người viết, những khó khăn mà việc mở cửa hàng tạp hoá hay những tình huống đột phát sẽ còn phức tạp hơn nhiều nên các bạn có chí hướng kinh doanh cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini…cần phải điều tra, nghiên cứu, phân tích nhiều hơn nữa.
Bởi người chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng trong việc khởi nghiệp đó chính là bản thân các bạn. Dĩ nhiên tôi rất hoan nghênh những ý kiến đóng góp trao đổi của các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn nữa.