Xu hướng kinh tế chia sẻ và các mô hình chia sẻ ở Việt Nam tạo ra Tiền hiệu quả

Xu hướng kinh tế chia sẻ và các mô hình chia sẻ ở Việt Nam

Với sự bùng nổ của các mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến nhiều làn gió mới trong sự phát triển kinh tế của thế giới cũng như Việt Nam. Trong đó phải kể đến sự xuất hiện và phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ. Trong bài viết này, hãy cùng Bytuong.com tìm hiểu sâu hơn về xu hướng kinh tế chia sẻ và các mô hình chia sẻ ở Việt Nam.

Kinh tế chia sẻ là gì? Như thế nào là kinh tế chia sẻ?

Kinh tế chia sẻ là một khái niệm còn khá xa lạ với nhiều người vì nó chỉ mới bắt đầu xuất hiện và phát triển tại thị trường Việt Nam được một vài năm trở lại đây. Có rất nhiều khái niệm được các chuyên gia kinh tế đưa ra để diễn giải khái niệm kinh tế chia sẻ. Nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản kinh tế chia sẻ có nghĩa là: Bạn có tài sản nhàn rỗi như nhà cửa, xe cộ,.. và thời gian. Bạn muốn sử dụng chúng để kiếm thêm thu nhập. Sẽ có một bên thứ ba xuất hiện và giúp bạn thực hiện việc kết nối với khách hàng để sử dụng các tài sản nhàn rỗi đó bằng việc họ sẽ sử dụng những ứng dụng công nghệ được cài đặt trên máy tính hoặc điện thoại. Khách hàng sẽ lên các ứng dụng đó và tìm kiếm bạn để bắt đầu thuê và sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn. Đây chính là cách hiểu cơ bản về khái niệm kinh tế chia sẻ.

Kinh tế chia sẻ chính là việc tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet để phát triển các ứng dụng giúp chia sẻ tài nguyên, sản phẩm, dịch vụ của một cá nhân, tổ chức nào đó đến những người tiêu dùng cuối cùng muốn sử dụng chúng.

Mô hình kinh tế chia sẻ khác với mô hình kinh tế truyền thống ở chổ mô hình kinh tế chia sẻ sử dụng nền tảng ứng dụng công nghệ số để thực hiện các giao dịch giữa người cung ứng và người sử dụng với chi phí rẻ nhất cho cả hai bên. Mô hình kinh tế chia sẻ tiện lợi, hiện đại, hiệu quả và nhanh chóng hơn so với mô hình kinh tế truyền thống trong việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm.

Xu hướng kinh tế chia sẻ tại Việt Nam trong những năm gần đây

Khái niệm và sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ có lẽ đã không còn mới trên thị trường kinh tế thế giới. Nhưng tại Việt Nam, nó vẫn còn là một khái niệm mơ hồ đối với những người mới và là khái niệm mới với các doanh nghiệp Việt Nam.

Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2014, và dần được mọi người chú ý hơn khi các công ty Uber, Grap bắt đầu sử dụng mô hình này để cũng ứng dịch vụ vận chuyển công cộng ( dịch vụ taxi, xe máy). Nhận thấy được những lợi ích mà mô hình kinh tế này mang lại, và nắm bắt xu thế phát triển kinh tế của thị trường, đất nước, đã có rất nhiều công ty start-up với mô hình kinh tế chia sẻ này. Ví dụ như: foody chia sẻ về việc tìm kiếm các địa điểm ăn uống, Booking.com chia sẻ việc tìm kiếm, đặt phòng khách sạn….

Kinh tế chia sẻ đã mở ra nhiều cơ hội  kinh doanh trong thị trường kinh tế Việt Nam. Việc tận dụng sự phát triển của công nghệ 4.0 và mức độ phổ biến của Internet, kinh tế chia sẻ đã tạo ra một phương thức kinh doanh mới giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu và phát huy những lợi thế của nó. Kinh tế chia sẻ tạo môi trường cạnh tranh hơn; cung cấp nhiều dịch vụ sản phẩm đa dạng; mang lại lợi ích cho người lao động như giảm thiểu chi phí, có việc làm, tăng thêm thu nhập bằng việc bán được hàng với lượt tiếp cận khách hàng không hề nhỏ; cung cấp, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng sự hiện đại và tiện nghi nhất.

Kinh tế chia sẻ giúp giảm thiểu nhiều chi phí trong kinh doanh, sử dụng tài sản hợp lý và hiệu quả hơn. Kích thích tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo trong giới trẻ của Việt Nam. Mô hình kinh tế chia sẻ giúp các doanh nghiệp trong nước nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung có thể hòa nhập và theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Đồng thời, nó giúp hướng đến việc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Nhờ sự tiện lợi của mình, kinh tế chia sẻ đã tạo được sự hứng thú và mong muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ mô hình này. Các khảo sát của các Công ty nghiên cứu thị trường cho thấy có tới 76% khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ, sản phẩm từ mô hình kinh tế chia sẻ này. Đây là một lợi thế để mô hình kinh tế chia sẻ có thể phát triển tại Việt Nam.

Song song với sự phát triển đó là những tranh chấp, cạnh tranh không lành mạnh giữa mô hình kinh tế chia sẻ với mô hình kinh tế truyền thống. Dẫn đến sự bất ổn trong việc cạnh tranh và phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, vì tính hiện đại của nó dẫn đến Nhà nước cần có thêm những chính sách và biện pháp để có thể quản lý và giám sát hoạt động của mô hình này.

>> Kinh tế chia sẻ là gì: Xu hướng kinh doanh ở Việt Nam

Một số mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam

Có thể nói việc phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của rất nhiều sản phẩm, dịch vụ và ngành nghề. Ví dụ như du lịch, ăn uống, vận chuyển, nghỉ dưỡng,…

Về vận chuyển, chúng ta không thể không nhắc đến mô hình kinh tế chia sẻ được ứng dụng bởi công ty Uber và Grap. Đây gần như là hai công ty ứng dụng mô hình kinh tế này vào việc cung ứng dịch vụ vận chuyển công cộng tại Việt Nam. Nó đã mở ra nhiều cơ hội tiếp cận hơn cho doanh nghiệp khác trong nước noi theo.

Về du lịch chúng ta cũng có rất nhiều Startup như Booking.com trong việc phát triển dịch vụ tìm và đặt phòng, Klook cung cấp dịch vụ tìm và đặt các tour du lịch, Triipme cung cấp dịch vụ tìm kiếm tourgiude, porter người địa phương,….

Trong lĩnh vực ăn uống chúng ta có thể kể đến Foody, một startup cung cấp dịch vụ tìm kiếm và đánh giá các địa điểm ăn uống trên cả nước.

Tạm kết

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy tiềm năng phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ này tại thị trường Việt Nam là rất lớn. Nó giúp mang lại rất nhiều thuận lợi cho cả người cung cấp và người sử dụng. Việc tận dụng những lợi thế và cơ hội để phát triển mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp mang lại nguồn lợi lớn cho mình. Tuy nhiên, đây là một mô hình còn khá mới ở thị trường Việt Nam, nên hãy dành thời gian tìm hiểu thật kỹ để có những kiến thức cũng như kinh nghiệm cần thiết cho việc ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ này vào thực tế.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này của Bytuong.com đã giúp các bạn hiểu rõ hơn và có cách nhìn bao quát hơn về mô hình kinh tế chia sẻ.

Trả lời