Năm 2010, anh Hà Trần Quyền, 25 tuổi, là người dân tộc Tày đến từ Thái Nguyên, anh đã vào Tây Nguyên để học cách nuôi cá tầm ở khu thủy điện Buôn Tua Srah, Đắk R’Tíh. Sau đó, quyết định về Cấm Sơn – Bắc Giang để khởi nghiệp với ý tưởng nuôi cá tầm của mình.
Năm 2011, công ty Cá Tâm Việt Nam –Bắc Giang được thành lập. Cơ sở vật chất như ao hồ, kênh dẫn nước…đều là của Trạm cá giống Cấm Sơn và được anh tận dụng. Ngoài ra, anh còn đầu tư thêm 30 buồng để nuôi cá con.
Cá giống và thức ăn được nhập khẩu từ Châu Âu. Loại cá tầm này thường sống ở môi trường nước lạnh, vì thế anh chọn cách dẫn nước từ trên núi về, đổ vào hồ nuôi cá.
>> Có từ 2 tỷ-3 tỷ nên đầu tư vào đâu hiệu quả, bền vững
Anh Quyền chia sẻ, nuôi cá tầm cũng khá vất vả. Vì nếu không đảm bảo môi trường sống (nhiệt độ nước) cho cá thì chúng không thể sinh trưởng tốt, có khi sẽ bị chết. Ngoài ra, cá tầm thường ăn vào ban đêm, từ khoảng 19h đến 4h, nên người nuôi cá cũng phải thức giờ đó. Đặc biệt là khi nuôi cá con gần như phải chia nhau để cho ăn 24/24.
Mỗi ngày, cơ sở của anh xuất bán vài tạ cá thương phẩm với giá bán 200.000đ – 280.000đ/kg. Trừ đi các chi phí, lãi khoảng 100.000đ/kg. Tuy vậy, trang trại cá tầm của anh cũng chịu sự cạnh tranh rất lớn từ cá tấm nhập từ Trung Quốc với giá bán chỉ có 100.000đ/kg.
Hiện tại, anh và các cộng sự đang lên kế hoạch để kêu gọi 65 triệu USD vốn đầu tư để mở rộng trang trại nuôi cá tầm hơn nữa, nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều địa phương.