Ý tưởng kinh doanh Mỳ cay khiến thế giới phải ngưỡng mộ, ngước nhìn

Ý tưởng kinh doanh Mỳ cay khiến thế giới phải ngưỡng mộ, ngước nhìn

Hàn Quốc là đất nước có người dân sử dụng mì gói một cách thường xuyên và nhiều nhất. Trung bình một người Hàn ăn khoảng 75 bữa mì/năm. Trong khi người Việt chỉ khoảng 55 bữa/năm và người Nhật thì càng ít hơn.

Với văn hóa K-pop được lan rộng ra toàn cầu, mỳ cay và các loại mỳ khác của Hàn Quốc cũng nhanh chóng được các “fan” quốc tế yêu thích và chọn mua.

Thị trường mỳ gói Hàn Quốc đang có dấu hiếu chững lại, do tỷ lệ sinh giảm, người lớn tuổi không còn ăn nhiều mỳ gói. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất mỳ gói tại Hàn bắt đầu chiến lược thâm nhập vào những thị trường nước ngoài mới.

>> Ý tưởng bày mâm ngũ quả đúng phong quả theo Vùng miền

Dẫn đầu thị trường mỳ ở Hàn Quốc là công ty Nongshim với thương hiệu mỳ cay Shin Ramyun. Công ty này ngoài những nhà máy ở Hàn Quốc, thì còn có 3 nhà máy ở bên Trung Quốc và 1 nhà máy ở Mỹ.

Đầu năm 2020, Nongshim sẽ đầu tư  200 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất mỳ thứ hai tại Corona, Californina, Mỹ. Mục tiêu của Nongshim là dành thị phần mỳ gói ở Mỹ và Latinh. Dự kiến đến năm 2021 nhà máy của Nongshim sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Trong khi đó, đối thủ của Nongshim là Samyang Foods cũng đầu tư thêm 1 nhà máy nữa ở Busan Hàn Quốc với mục tiêu đẩy mạnh việc tiêu thụ mỳ gói ở các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023.

Có thể nhận thấy, các công ty sản xuất mỳ gói của Hàn đang tập trung đẩy mạnh vào việc xuất khẩu mì gói ra thị trường nước ngoài nhiều hơn.

Trả lời