Tinh thần hiếu học là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chăm chỉ siêng năng là bản chất của con người ta. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn một số đoạn văn về tinh thần hiếu học. Nghị luận về sự chăm học, chăm chỉ học tập.
Viết đoạn văn về tinh thần hiếu học (nghị luận về sự chăm học, chăm chỉ học tập)
Cổ nhân có câu: “Cần cù bù thông minh”, “không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền”. Cần cù chăm chỉ và hiếu học là nấc thang giúp bạn leo lên đỉnh cao khoa học. Là chìa khóa để mở cửa thành công. Là nhịp cầu để hiện thực hóa lý tưởng.
Cần cù tạo nên thiên tài. “Thần đồng” bơi lội nổi tiếng thế giới Michael Phelps đã tạo nên kỳ tích trong làng bơi lội thế giới tại Olympic Bắc Kinh 2008. Anh giành được 8 huy chương vàng, phá 6 kỷ lục thế giới. Đồng thời lập kỷ lục cao nhất về số huy chương vàng mà một người giành được trong các kỳ Olympic.
Tuy nhiên, Michael Phelps không phải là một thần đồng bẩm sinh. Anh được các bác sỹ chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD từ khi còn nhỏ.
Năm 7 tuổi, lần đầu tiên anh đến câu lạc bộ bơi lội, làm quen với bộ môn bơi lội và trở nên yêu thích nó. Kể từ đó, với mục tiêu giành huy chương vàng Olympic. Anh bắt đầu quá trình luyện tập vô cùng gian khổ.
Anh ấy là một người siêng năng chăm chỉ và có tinh thần hiếu học cao. Với sự bền bỉ và chăm chỉ đó, nên Michael Phelps mới có được cái tên là “kình ngư” của ngày hôm nay.
Những nỗ lực phi thường đã mang lại những kết quả phi thường. Thành công của Michael Phelps lại một lần nữa khẳng định câu nói: “Siêng năng tạo nên thiên tài.”
Viết đoạn văn về tinh thần hiếu học (nghị luận về sự chăm học, chăm chỉ học tập)
Siêng năng luôn đồng hành cùng con người suốt cả một đời. Edison là một nhà phát minh nổi tiếng, suốt đời siêng năng, hiếu học, chịu khó tư duy và nỗ lực làm việc. Khi 75 tuổi, ngày nào ông cũng vào phòng thí nghiệm đúng giờ. Ông ấy làm việc hơn chục tiếng một ngày. Buổi tối đọc sách 3-5 tiếng.
Edison đã có tổng cộng hơn 1.000 phát minh trong cuộc đời của mình. Ông đã sử dụng những con số đáng kinh ngạc để nói với thế giới rằng làm việc chăm chỉ không liên quan gì đến tuổi tác và chăm chỉ luôn đồng hành với cuộc sống của mỗi người.
Tất cả những người giỏi, có thành tựu đều là những người cần cù và chăm chỉ. Chăm chỉ hiếu học mới tạo nên thiên tài. Mới có thể sáng tạo của cải vật chất. Đồng thời còn giúp mình tìm thấy phiên bản tốt nhất của chính mình.
Do vậy, với tư cách là người kế thừa của thời đại mới. Chúng ta phải cố gắng chăm chỉ học hành hơn. Không ngừng rèn luyện phấn đầu vì một tương lai tươi sáng hơn.
>> Viết đoạn văn ngắn nghị luận về tính tự phụ kiêu căng kiêu ngạo
Viết đoạn văn về tinh thần hiếu học (nghị luận về sự chăm học, chăm chỉ học tập)
Trời đất công tâm, đối nhân công bằng. Vậy thì thiên tài đến từ đâu? Những người vĩ đại trong sự nghiệp từ đầu mà đến? Để giải thích cho câu hỏi này chỉ có 1 từ đó là “cần”.
Đây là một lời nói suông sao? Không hề. Justus von Liebig chính là một minh chứng sống. Justus von Liebig là một nhà hóa học người Đức. 23 tuổi trở thành giáo sư, đến tuổi trung niên lại gặp phải trận chiến Waterloo.
Trong một lần thí nghiệm, ông tình cờ phát hiện ra một loại khí sót lại trong rong biển. Nên đã sử dụng vốn kiến thức hạn hẹp trong trí não của mình, cho rằng đó là Diiốt pentôxít rồi dán tem đánh dấu.
Vài năm sau, anh thấy một bài báo về thí nghiệm tương tự. Nhà thí nghiệm trẻ tuổi đó đã phát hiện ra một nguyên tố mới và đặt tên nó là “Brom”.
Đột nhiên, tem nhãn mang tên “Diiốt pentôxít ” trở thành nỗi ô nhục của Justus von Liebig. Justus von Liebig nhẹ nhàng bóc chiếc tem đó và dán lên đầu giường như một lời thúc giục.
Kể từ đó, ông đã nỗ lực để tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực và đạt được những kết quả đáng kể. Điều này đã giúp ông củng cố vị trí của mình trong ngành hóa chất.
Viết đoạn văn về tinh thần hiếu học (nghị luận về sự chăm học, chăm chỉ học tập)
Trong thời đại mới cũng có những người như vậy. Trang web thương mại điện tử mua sắm trực tuyến JD.com nổi tiếng không ai không biết đến. Trong đó có một người kỹ sư hết sức đặc biệt.
Anh ấy là một người mù. Lúc nhỏ, anh ấy nghịch trộm máy tính của anh trai, nhưng không cẩn thận xóa mất phần mềm hệ thống. Anh ấy vô cùng lo lắng. Sợ xóa mất tài liệu quan trọng và bị anh trai quở mắng.
Trong căn nhà yên tĩnh, anh ấy vô cùng bất lực. Đột nhiên tai anh ấy nghe thấy tiếng chuông thông báo rất nhỏ của máy tính. Trong lòng vô cùng vui sướng, giống như chết đuối vớ phải cọc.
Sau đó, anh ấy bắt đầu không ngừng điều chỉnh máy tính. Phân biệt các kiểu âm thanh thông báo của máy tính một cách tỉ mỉ. Cuối cùng cũng tìm được lối đi, tìm lại phần mềm bị xóa.
Kể từ đó, anh ấy bắt đầu nghiên cứu thục mạng các tài liệu, kiến thức có liên quan đến máy tính. Rồi sau này được JD tuyển dụng. Hiện nay, anh đang cùng với đồng nghiệp của mình thiết kế phiên bản JD dành cho người khiếm thị.
Viết đoạn văn về tinh thần hiếu học (nghị luận về sự chăm học, chăm chỉ học tập)
Người mà chúng ta không thể không nhắc đến khi nói về sự chăm chỉ ở đây nữa đó là Jack Ma. Người đàn ông nhỏ bé mặt vuông chữ điền ấy trở thành nhà doanh nghiệp nổi tiếng Trung Quốc.
Còn nhớ, năm ông thi đại học, liên tục thất bại, liên tục thi lại. Gian khổ học tập, phấn đấu nhiều năm cuối cùng cũng thi được vào đại học. Rồi sáng lập Alibaba, trở thành tỷ phú Trung Quốc.
Ở đâu có thiên tài? Thiên tài là những người bỏ công uống cà phê, tán gẫu của những người khác đều dùng vào công việc. Cần cù bù thông minh, lại một lần nữa được khẳng định. Không có việc gì là khó khăn nếu bạn thực sự chăm chỉ và hiếu học.