Nói quá là một biện pháp tu từ sử dụng trí tưởng tượng phong phú nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự việc, hiện thường. Với mục đích chính là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm trong diễn đạt. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn nội dung Bài tập và lời giải về biện pháp Nói quá.
Nội dung Bài tập và lời giải về biện pháp Nói quá
1, Sửa các câu dưới đây thành câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá
(1), Hội trường rất yên tĩnh.
Sửa thành: Hội trường yên tĩnh đến nỗi mà một cái kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy được.
(2), Tiếng vỗ tay trong hội trường rất lớn.
Sửa thành: Tiếng vỗ tay trong hội trường to đến nối đinh tai nhức óc.
(3), Tiếng cười của lũ trẻ rất to.
Sửa thành: Tiếng cười của lũ trẻ vang tận mây xanh.
2, Viết tiếp các câu dưới đây sao cho có sử dụng biện pháp tu từ nói quá
(1), Nếu mà cô ấy bị ngã, thì mấy người vận động viên cử tạ cũng không nhấc được cô ấy dậy. Phải dùng cần cẩu để nhấc cô ấy dậy.
(2), Nhìn từ trên tầng xuống, những chiếc xe trông nhỏ như những con kiếm.
(3), Bàn tay cô giáo tôi rất mỏng, mỏng đến nỗi mà một cơn gió có thể thổi bay.
Nội dung Bài tập và lời giải về biện pháp Nói quá
3, Sửa các câu dưới đây thành câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá
(1), Anh ấy chạy rất nhanh.
Sửa thành: Anh ấy chạy rất nhanh, giống như một mũi tên vừa được bắn khỏi cung tên.
(2), Trăng đêm nay thật sáng.
Sửa thành: Trăng đêm nay thật sáng, sáng đến nỗi không cần soi đèn vẫn có thể nhìn rõ người đường.
(3), Trời nóng quá, khiến người khác cảm thấy thật khó chịu.
Sửa thành: Trời nóng đến nỗi đốt cháy khô cả người.
(4), Hoa nhài nở rồi, đứng thật xa mà vẫn ngửi thấy mùi thơm.
Sửa thành: Hoa nhài nở rồi, thơm đến nỗi mà cách xa 18 dặm vẫn ngửi thấy mùi thơm.
(5), Chiếc xe này sạch sẽ, sáng bóng quá.
Sửa thành: Chiếc xe này sạch sẽ, sáng bóng đến nỗi soi thấy cả mụn trứng cả trên mặt tôi.
Nội dung Bài tập và lời giải về biện pháp Nói quá
4, Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn
Đối với dạng bài này, đầu tiên chúng ta cần phải xác định biện pháp tu từ mà đoạn văn, đoạn thơ đó vận dụng. Sau đó chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng. Cuối cùng nêu ra tư tưởng tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong đó.
Ví dụ: Phân tích biện pháp tu từ nói quá trong bài thơ Thu Phổ Ca của Lý Bạch.
Tóc trắng ba ngàn trượng
Theo sầu dài lê thê
Chỗ nào trong gương sáng
Để sương thu ướt nhoè?
Trả lời: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nói quá để miêu tả tóc trắng rất dài, dài tận ba nghìn thước. Biểu thị nỗi sầu thăm thẳm của nhà thơ.
>> Ví dụ cụ thể về nói quá (Nói quá là gì, ví dụ thực tế về biện pháp nói quá)
Nội dung Bài tập và lời giải về biện pháp Nói quá
5, Phán đoán loại biện pháp tu từ nói quá mà các câu dưới đây sử dụng
(1), Tôi sờ thử cái chăn đó, đúng là mỏng giống như một tờ giấy vậy.
(2), Nhưng mà đi lính là phải đi 3, 4 năm. Thì cũng phải đánh vài trăm trận. Nhưng trên người chẳng bị đứt một cọng lông nào.
(3), Tôi chạy từ nông thôn lên thành phố, thoáng cái mà đã 6 năm rồi.
(4), Anh ấy nói: “Chỉ cần nhìn vườn hoa này là tôi có thể ngửi thấy mùi quả thơm rồi”.
Phân tích: Nói quá chia thành ba loại chính là: nói quá phóng đại, nói quá thu hẹp và nói quá về thời gian. Nói quá phóng đại tức là cố ý phóng to sự vật, sự việc (nhiều, nhanh, cao…). Nói quá thu hẹp là thu hẹp sự vật, sự việc (ít, chậm, yếu…). Nói quá về thời gian là hình thức nói trước về những sự vật hiện tượng chưa xuất hiện.
Trả lời: Câu 1 và câu 2 sử dụng biện pháp nói quá thu hẹp. Câu 3 sử dụng biện pháp nói quá phóng đại. Câu 4 sử dụng biện pháp nói quá về thời gian.
Nội dung Bài tập và lời giải về biện pháp Nói quá
6, Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tư từ nói quá được sử dụng trong những câu hát dưới đây
“Khi đỉnh núi không còn góc cạnh, khi sông không còn chảy. Khi thời gian ngừng trôi, không phân chia ngày và đêm. Khi trái đất không còn quay, khi xuân, hạ, thu, đông không còn đổi thay. Khi cỏ cây hoa lá đều héo úa. Thì anh vẫn không thể chia tay được với em”.
Phân tích: Biện pháp tu từ nói quá có thể triển khai sự liên tưởng, tạo dựng không khí, tăng thêm sự cảm hóa. Hai người khi yêu nhau, chúng ta thường nói: “Yêu nhau đến khi trời hoang đất tàn”. Thời gian trôi nhanh như nước chảy, cuộc đời con người lại ngắn ngủi. Bên nhau trọn đời đến khi trời hoang đất tàn là cách nói quá.
Trả lời: Những câu hát này nói quá trên cả nói quá. Đỉnh núi không có góc cạnh, nước sông ngừng chảy, không phân ngày đêm, trái đất ngừng quay, bốn mùa không thay đổi, hoa cỏ úa tàn… Đây là những hiện tượng sẽ không xảy ra và cũng không thể xảy ra. Có thể thấy được sự si tình và lòng trung trinh trong tình yêu. Tình yêu này trước sau như một, không bao giờ thay đổi và cũng không bao giờ rời xa.