Phép đối là gì và những ví dụ về phép tu từ này

Nghĩa gốc của tu từ là tu sức lời nói. Tức là một hoạt động ngôn ngữ có thể sử dụng nhiều phương tiện ngôn ngữ để nhận được hiệu quả diễn đạt tốt nhất có thể. Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Tu từ là tập hợp các phương thức biểu đạt được sử dụng trong các bài báo, bài văn thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của việc diễn đạt.

Có rất nhiều phép tu từ khác nhau. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn một trong những phép tu từ thường gặp. Đó là phép đối.

Vậy phép đối là gì? Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn khái niệm về phép đối cũng như các ví dụ cụ thể về phép tu từ này.

Phép đối là gì và những ví dụ về phép tu từ này

1, Phép đối là gì?

Phép đối là một phép tu từ trong đó hai cụm từ hoặc câu có cùng số từ. Và cấu tạo giống nhau hoặc gần giống nhau được sắp xếp thành từng cặp. Câu đối là câu được cấu tạo bởi các vế đối. Cấu trúc câu sử dụng phép đối trông gọn gàng, đẹp mắt, nhịp đọc uyển chuyển, dễ nhớ. Nhiều câu đối trong văn hóa truyền thống là những ví dụ rất hay về phép đối.

2, Đặc trưng của phép đối

Hình thức câu sử dụng phép đối gọn gàng, cân đối. Tiết tấu rõ ràng, âm điệu hài hòa. Dễ ghi nhớ và dễ đọc. Câu sử dụng phép đối có vế trước vế sau hô ứng, làm nổi bật lẫn nhau. Câu sử dụng phép đối có sự so sánh rõ ràng, từ ngữ cô động xúc tích. Giúp tăng cường khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Trong văn viết bình thường chỉ yêu cầu số chữ bằng nhau. Kế cấu giống nhau và ý nghĩa liên quan đến nhau là được. Không nhất thiết phải chú trọng bằng trắc. Phép đối chủ yếu xuất hiện trong thơ ca, câu đối.

>> Lấy ví dụ đầy đủ về phép Ẩn dụ, Hoán dụ

3, Phân loại phép đối

(1), Phép đối thuận

Hai góc độ, hai phương diện của sự việc cùng nói rõ cho một lý do. Bổ sung lẫn nhau về mặt nội dung. Ý nghĩa của vế câu trước giống với hoặc gần giống với ý nghĩa của vế câu sau. Hoặc là phép đối bổ sung cho nhau, nổi bật lẫn nhau thì được gọi là phép đối thuận.

(2), Phép đối ngược

Ý nghĩa của vế câu trước đối ngược với ý nghĩa của vế câu sau. Biểu thị hai mặt của vấn đề. Những từ sử dụng thường là những từ trái nghĩa với nhau.

(3), Phép đối liền

Là phép đối có hai vế câu độc lập. Vế trước và vế sau có mối quan hệ liên quan, nhân quả, điều kiện hoặc chuyển ngoặt với nhau.

Phép đối là gì và những ví dụ về phép tu từ này

4, Tác dụng của phép đối

(1), Có thể khái quát nội dung biểu đạt một cách cao độ. Giúp câu văn cô đọng, xúc tích.

(2), Giúp tăng cường nhịp điệu câu văn. Giúp câu văn gọn gàng, cân đối. Hài hòa dễ đọc và dễ nhớ.

5, Ví dụ về phép đối

(1), Mênh mông lá rũ ào ào rụng,

Bát ngát sông Trường cuộn cuộn trôi.

(Đăng cao – Đỗ Phủ)

(2), Tướng quân bách chiến tử,

Tráng sĩ thập niên quy.

(Mộc Lan từ)

(3), Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ, cúi đầu làm ngựa đứa hài nhi.

(Lỗ Tấn)

(4), Có phúc bạn hưởng, có nạn cùng chịu (quảng cáo bảo hiểm)

(5), Thu phí hữu hạn, tận hưởng vô hạn (quảng cáo cước điện thoại)

(6), Kẻ địch của chất bẩn, bạn thân của quần áo (quảng cáo bột giặt)