Bài giảng về những vật dụng nguy hiểm phù hợp với các hoạt động giảng dạy dành cho trẻ em trong các chủ đề về đời sống xã hội. Để trẻ biết không được tùy tiện chơi hoặc tiếp xúc với các vật dụng nguy hiểm. Hình thành ý thức ban đầu về việc tự bảo vệ bản thân.
Tìm hiểu các vật dụng nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày như dao, máy lửa, đồ điện… Thử thách khả năng phản ứng của rẻ. Rèn luyện năng lực cá nhân cho trẻ. Dưới đây là những bài giáo án về những vật dụng Nguy hiểm, bài giảng về vật dụng nguy hiểm. Mời các bạn cùng thảm khảo.
Bài giáo án về những vật dụng Nguy hiểm (bài giảng về vật dụng nguy hiểm)
Giáo án dạy trẻ mầm non “Không chơi với các vật dụng nguy hiểm”
1, Mục đích bài học
(1), Giúp trẻ hiểu và biết được những vật dụng nguy hiểm trong đời sống hàng ngày, chẳng hạn như lửa, điện, dao, v.v.
(2), Giúp trẻ hiểu rằng không được tùy tiện tiếp xúc hoặc động đến các vật dụng nguy hiểm. Hình thành ý thức tự bảo vệ bản thân ban đầu trong trẻ.
(3), Thử thách khả năng phản ứng của trẻ. Rèn luyện năng lực cá nhân cho trẻ.
(4), Tăng cường tính linh hoạt trong tư duy và suy nghĩ của trẻ.
2, Chuẩn bị dụng cụ học tập
(1), Búp bê thỏ có băng bó ở tay, cảnh báo an toàn tự làm
(2), Sách cho trẻ mầm non
(3), Tranh treo tường
3, Quá trình hoạt động
(1), Dẫn dắt chủ đề hoạt động thông qua đàm thoại
Giáo viên: Các bạn nhỏ thân mến, hôm nay lớp chúng ta sẽ có một vị khách nhỏ. Chúng ta cùng xem đó là ai nhé? Nào chúng ta hãy cùng nhau vẫy tay chào bạn ấy nhé. (Ví dụ: Xin chào bạn thỏ, chào mừng bạn đến thăm lớp của chúng tôi).
Giáo viên (cho các bạn nhỏ thấy chiếc tay bị thương của bạn thỏ): Tay của bạn thỏ bị làm sao vậy nhỉ? Chúng ta cùng nhau hỏi bạn thỏ nhé. (Ví dụ: bạn thỏ ơi, tay của bạn bị làm sao thế? Tại sao bạn lại phải băng bó vậy?)
Một giáo viên khác đóng vai bạn thỏ trả lời: Hôm qua mẹ tớ không ở nhà, tớ ở nhà một mình lấy dao chơi. Không cẩn thận nên bị đứt tay đấy các bạn ạ.
Giáo viên cùng các bạn nhỏ thảo luận: Bạn thỏ làm như vậy đúng hay sai?
Giáo viên tổng kết: Bạn thỏ ở nhà một mình lấy dao chơi là quá nguy hiểm. Bạn ấy bị đứt tay, chảy rất nhiều máu. May mà mẹ bạn ấy trở về kịp thời đưa bạn ấy đến bệnh viện băng bó. Vậy nên, dao là một vật dụng rất nguy hiểm. Các bạn nhỏ tuyệt đối không được tự ý lấy dao để chơi.
(2), Xem sách giáo khoa rồi tìm xem có những vật dụng nào nguy hiểm, không được chơi?
Giáo viên tổng kết: Trong cuộc sống có rất nhiều vật dụng nguy hiểm. Ví dụ như: máy lửa, diêm, các ổ cắm điện, các loại dược phẩm… Nếu không cẩn thận, những vật dụng này sẽ khiến chúng ta bị thương. Bởi vậy, các bạn nhỏ phải hết sức cẩn thận. Ở nhà tuyệt đối không được chơi các vật dụng nguy hiểm này.
(3), Mời các bạn nhỏ nói xem ở nhà hoặc ở công viên còn những vật dụng nào nguy hiểm. Phải hết sức cẩn thận, không được tự ý chơi.
>> Giáo án dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi (gồm nội dung gì)
Bài giáo án về những vật dụng Nguy hiểm (bài giảng về vật dụng nguy hiểm)
Giáo án dạy trẻ mầm non “Thế nào là những vật dụng nguy hiểm”
1, Mục tiêu bài học
(1), Kích thích ham muốn khám phá và sự thích thú của trẻ trong việc trải nghiệm các hoạt động.
(2), Phong phú kinh nghiệm bảo vệ an toàn cho trẻ em và nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân của trẻ.
(3), Để trẻ nhỏ hiểu rằng vật dụng nguy hiểm rất dễ gây nguy hại cho con người. Đồng thời học cách tự cứu, tự giải thoát bản thân đơn giản.
2, Chuẩn bị dụng cụ học tập
Các vật dụng trong cuộc sống. (Bao gồm các vật dụng nguy hiểm như: bật lửa, ổ cắm, dây điện, quạt điện, bình nóng lạnh, dao…)
3, Trọng tâm và điểm khó của hoạt động
Trọng tâm hoạt động: Nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân. Học cách tự cứu, tự giải thoát bản thân đơn giản.
Điểm khó của hoạt động: Dẫn dắt trẻ tìm hiểu những vật dụng nào dễ gây nguy hiểm cho con người. Học cách tự cứu, tự giải thoát bản thân đơn giản.
4, Quá trình hoạt động
(1), Dẫn dắt trẻ quan sát hình ảnh, nói ra tên gọi của những vật dụng đó. Tìm hiểu tác dụng của những vật dụng đó trong đời sống hàng ngày.
(2), Mời các bạn nhỏ thảo luận với nhau: Trong cuộc sống hàng ngày, có những vật dụng nào nguy hiểm? Tại sao? Giáo viên hướng dẫn trẻ kết hơn kinh nghiệm bản thân, tích cực biểu đạt suy nghĩ, ý kiến của mình.
(3), Các bạn nhỏ chia nhóm hoạt động: Tìm các vật dụng nguy hiểm trong hình. Giới thiệu nội dung bức tranh của nhóm mình với các bạn khác. Đồng thời nói rõ nếu động vào những vật dụng này sẽ gây ra những nguy hại gì?
(4), Mời các bạn nhỏ chia nhóm thảo luận: Nếu xảy ra tai nạn, sự cố, phải áp dụng những biện pháp tự cứu, tự giải thoát nào? Học và tìm hiểu các cách tự cứu, tự giải thoát bản thân khi gặp sự cố.
– Khi xảy ra hỏa hoạn, phải lập tức rời khỏi hiện trường đồng thời kêu cứu thật to. Dùng khăn ướt bịt mũi. Cúi lưng chạy đến nơi an toàn.
– Khi bị bỏng, đầu tiên nên xả bằng nước lạnh một lúc. Sau đó dùng băng gạc sạch hoặc khăn sạch che kín lại. Sau đó nhờ người lớn đưa đến bệnh viện để sơ cứu và điều trị.
– Nếu lỡ uống nhầm thuộc, phải nhanh chóng nói cho người lớn biết.
– Bị dao cắt đứt tay, nhờ người lớn băng bó lại.
(5), Mời các bạn nhỏ tổng kết kinh nghiệm cuộc sống. Tự thảo luận: Còn những vật dụng nào khác nguy hiểm? Chúng ta nên làm gì?…