Trong tháng ở Cữ chăm trẻ sơ sinh có được nhổ lông nách không (Sinh bao lâu được cạo triệt lông nách)

Con gái thíc mặc váy hoặc quần áo mát mẻ thường sẽ nhổ lông nạch. Nhưng có người nói rằng, nhổ lông nách không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là chị em phụ nữ lần đầu sinh con, lầm đầu ở cữ chăm trẻ sơ sinh. Nên có rất nhiều vấn đề thắc mắc, chưa hiểu rõ.

Trong tháng ở Cữ chăm trẻ sơ sinh có được nhổ lông nách không

Vậy trong tháng ở Cữ chăm trẻ sơ sinh có được nhổ lông nách không? Sinh bao lâu được cạo triệt lông nách? Đây đều là những vấn đề đáng để chúng ta quan tâm và thảo luận. Hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bài dưới đây.

Phụ nữ trong tháng ở Cữ chăm trẻ sơ sinh tốt nhất không nên nhổ lông nách. Bởi trong thời gian này, phụ nữ mới sinh, cơ thể còn yếu. Nhổ lông nách trong giai đoạn này dễ gây viêm da.

Hơn nữa, phụ nữ trong tháng ở Cữ chăm trẻ sơ sinh, vì phải nuôi con bú nên không thể tùy tiện dùng thuốc. Dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa cũng như chất lượng sữa.

Dù có phải là phụ nữ trong tháng ở Cữ chăm trẻ sơ sinh hay không tốt nhất không nên nhổ lông nách. Bởi nhổ lông nách dễ gây tổn thương lỗ chân lông. Dễ gây viêm da. Vậy nên, nhiều người mới khuyên không nên tự nhổ nông nách.

Còn nếu như các mẹ muốn loại bỏ lông nách có thể dùng cách cạo. Nhưng khi cạo nên lưu ý chỉ cạo nhẹ phần lông. Không nên gây tổn thương vùng da.

Sinh bao lâu được cạo triệt lông nách

Thông thường không có quy định về thời gian sau sinh bao lâu được cạo triệt lông nách. Nhưng tốt nhất các mẹ nên đợi sức khỏe ổn định. Có thể là để sau thời gian ở cữ thì mới nên cạo triệt lông nách.

Trong thời gian đó, các mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh vùng nách. Giữ vùng nách luôn khô thoáng. Thường xuyên lau rửa và thay quần áo. Tránh vi khuẩn xâm nhập.

Đồng thời nếu muốn cạo triệt lông nách, các mẹ nên tránh xa em bé. Không nên cạo triệt lông nách trong phòng có em bé. Để tránh lông bám dính vào người em bé, gây khó chịu.

Khi cạo triệt lông nách các mẹ nên chú ý nhẹ nhàng. Tránh gây tổn thương vùng da. Bởi trong thời gian nuôi con, việc dùng thuốc là tối kỵ. Nên các mẹ phải hết sức cẩn thận. Tránh tổn thương gây viêm da, phải dùng thuốc. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới em bé.

Những điều cần chú ý khi cạo triệt lông nách

1, Dùng nhíp nhổ

Chuẩn bị một chiếc nhíp đã được sát trùng bằng cồn. Vùng nách cũng nên sát trùng qua rồi dùng nhíp nhổ từng sợi lông một.

Phương pháp này thường phù hợp với những người không có nhiều lông nách và có khả năng chịu đau tốt. Những người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ không phù hợp với phương pháp nhổ lông nách bằng nhíp này. Để tránh bị đau nặng hơn.

>> Có nên cắt ngắn tóc khi có kinh nguyệt ( cắt tóc khi đến tháng)

2, Dùng dao cạo để cạo triệt lông

Có dao cạo lông nách dành riêng cho các bạn nữ. Loại dao này thiết kế dành riêng cho việc cạo triệt lông nách. Cạo lông nách bằng dao cạo khi vùng da dưới nách càng khô càng tốt.

Hơn nữa nên cạo ngược chiều so với chiều lông mạc. Tuy phương pháp này không triệt lông nách sạch sẽ được như nhổ. Nhưng sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.

3, Dùng kem tẩy lông

Chuẩn bị kem tẩy lông, nước ấm và bàn chải. Đầu tiên bạn dùng nước ấm để làm sạch lông vùng nách. Sau đó dùng chổi quét đều kem tẩy lông lên vùng nách. Đợi 3 đến 5 phút rồi dùng bàn chải chải sạch. Nhưng sau đó, bạn nhớ sử dụng nước hoặc kem dưỡng da để dưỡng ẩm cho vùng da vừa cạo triệt lông.

4, Triệt lông bằng laser

Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể lựa chọn đến bệnh viện hoặc thẩm mỹ viện uy tín để triệt lông bằng laser. Việc triệt lông bằng laser sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhưng bạn nhớ nên chọn những địa chỉ triệt lông uy tín và chính quy.

Nếu chọn cách nhổ lông nách bằng nhíp. Bạn nhớ phải chú ý vệ sinh. Vì nếu bất cẩn có thể làm tổn thương nang lông và gây viêm nhiễm.

Nếu bạn chọn dùng dao cạo để triệt lông. Bạn cần cẩn thận không được làm tổn thương đến lỗ chân lông và nang lông. Lựa chọn kem tẩy lông cũng phải là sản phẩm chính hãng và không gây kích ứng da.

Những điều cần chú ý trong tháng ở cữ chăm sóc trẻ sơ sinh

1, Phụ nữ trong tháng ở cữ vùng kín sẽ tiết dịch khá nhiều. Nên hàng ngày phải dùng nước ấm vệ sinh vùng kín. Thường xuyên thay băng và giữ vùng kín sạch sẽ và khô thoáng. Sản dịch thường sẽ đào thải sạch từ 4 đến 6 tuần sau sinh.

2, Thông thường, phụ nữ có thể tắm và gội đầu sau một tuần sinh em bé. Nhưng tuyệt đối không được tắm bồn. Tránh để nước bẩn dính vào vùng kín gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, nhất định phải sử dụng nước ấm lau nhẹ cơ thể. Không nên tắm trong thời gian quá lâu. Sau khi tắm xong, nên lau khô người rồi mới mặc quần áo.

3, Phòng ở cữ phải thông gió. Nhiệt độ trong phòng không được quá cao. Đồng thời phải ổn đinh không được lúc cao lúc thấp.

Trước kia, người ta thường cho rằng phải đóng chặt cửa ra vào, cửa sổ và nên đắp chăn dày cho sản phụ sau sinh. Nhưng điều này không hề tốt. Nhất là vào mùa hè, dễ khiến mẹ bị cảm. Nhưng hãy chú ý những điểm sau:

(1), Trong thời gian ở cữ, mẹ nên tránh gió quạt thổi trực tiếp vào người.

(2), Nếu mở điều hòa, không được chĩa thẳng luồng gió vào người sản phụ. Nhiệt độ trong phòng nên để từ 25-28 độ C là thích hợp nhất.

(3), Trong thời gian ở cữ, nếu mẹ tiết mồ hôi nhiều ướt quần áo. Nhất định phải thay quần áo khác ngay. Nếu ở cữ vào mùa đông. Mẹ nên để sẵn áo khoác ở cạnh giường. Nửa đêm tỉnh dậy cho con ăn, mẹ nhớ khoác ngay áo khoác lên người. Như vậy mới không bị nhiễm lạnh.

Trả lời