Ai cũng phải đối mặt với cái chết của người thân. Mấy chục năm bên nhau, đột nhiên âm dương cách biệt, không bao giờ có thể gặp lại. Khiến chúng ta đau khổ tuyệt vọng. Nhưng gào thét và khóc lóc không thể giải quyết được điều gì. Lại còn tăng thêm khổ nạn cho người đã khuất.
Vậy khi người thân ra đi, chúng ta phải làm gì mới có thể giúp người thân tốt hơn trong thế giới trong tương lai. Trong 49 ngày có nên đi ra mộ? Những điều cần biết trong 49 ngày nhà có tang. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Trong 49 ngày có nên đi ra mộ (những điều cần biết trong 49 ngày nhà có tang)
1, Người thân khi lâm chung phải làm như thế nào
(1), Tư thế nằm
Người thân sắp ra đi, hãy đặt họ nằm ở tư thế cát tường. Với tư thế này sẽ giúp họ bớt nghiệp duyên bị đọa vào địa ngục, ác quỷ hoặc xúc sinh.
(2), Không được di chuyển
Khi người quá cố vừa tắt hơi thở, không nên di chuyển thân thể của họ. Bởi thần thức vẫn chưa rời khỏi cơ thể, các khí mạch nhỏ trong cơ quan nội tạng vẫn đang tiếp diễn. Cũng có thể nói là chưa chết hoàn toàn. Nếu cố tình di chuyển sẽ khiến họ đau khổ hơn.
(3), Không nên gào khóc
Không gào khóc hay thậm chí là lay vỗ cơ thể người đã mất. Bởi làm như vật sẽ tăng thêm nghiệp duyên đi vào đường ác cho người đã mất.
(4), Giữ yên tĩnh
Người thân sau khi tắt thở, không nên động vào họ. Mở cửa, đóng cửa, đi lại đều phải hết sức nhẹ nhàng. Tiếng đọc kinh phật cũng không nên quá lớn.
(5), Niệm phật và tượng phật
Nhẹ nhàng niệm phật cho người đã mất nghe. Nếu không đủ điều kiện, có thể dung máy phát kinh phật đặt bên cạnh tai họ là được. Bên cạnh gối có thể đặt một bức tượng Thích Ca Mâu Ni, tượng phật A Di Đà.
(6), Thắp đèn sáng liên tục
Đặt một ngọn đèn sáng liên tục bên cạnh gói. Để họ có thể tím thấy một con đường sáng trong bóng tối. Để họ không quá sợ hãi. Hy vọng con đường mà họ sắp đi có được một chút ánh sáng.
(7) Việc thiện cuối cùng
Lúc lâm chung, hãy mang 3 thứ mà người mất yêu quý nhất thờ cúng tam bảo, cứu tế bần hàn. Đồng thời nói rõ cho người đã mất để họ hiểu mình đã làm được công đức như vậy.
Làm việc thiện này đủ để khiến linh hồn của người chết được an ủi. Thần thức của họ sẽ được đi đến chỗ thiện. Việc thiện cuối cùng sẽ dẫn dắt người đã mất đến với thiện đạo.
Tuyệt đối không được nói cho người đã mất biết họ còn có bao nhiêu tài sản. Khiến họ tiếc nuối tài sản, lưu luyến người thân. Làm như vậy chỉ khiến họ tăng thêm nghiệp duyên đi vào đường ác.
>> Nhà có người mất nên kiêng không ăn uống gì
Trong 49 ngày có nên đi ra mộ (những điều cần biết trong 49 ngày nhà có tang)
2, Cầu siêu như thế nào cho người đã mất
(1), Tại sao lại phải cầu siêu?
Như chúng ta đã biết luân hồi của một người là do tác động của nghiệp lực của họ. Và nghiệp lực là yếu tố quyết định của sự luân hồi. Vậy tại sao lại phải cầu siêu?
Điều này giống như việc có 6 đội bóng tham gia trận đấu chung kết. Nhân tốt quyết định thứ hạng là thực lực thi đấu và rèn luyện hàng ngày của họ. Tuy nhiên, những lời chỉ đạo và động viên của huấn luyện viên trong thời gian thi đấu lại có hiệu quả nâng cao thành tích trận đấu gấp đôi.
Người chết ở giai đoạn trung hữu, người nhà có thể câu siêu để hướng họ đến với thiện đạo.
(2), Thời gian cầu siêu
Trừ những người quá thiện hoặc quá ác, thân trung hữu của những người phàm phu thường sẽ đầu thai trong vòng 49 ngày. Do vậy, việc cầu siêu sẽ diễn ra trong vòng 49 ngày sau khi họ qua đời.
Nếu sau 49 ngày. Người mất đã đầu thai theo nghiệp lực của mình. Cầu siêu tuy không thể thay đổi được hướng đầu thai, nhưng ắt sẽ giảm được khổ nạn cho người đã mất.
(3), Ai là người cầu siêu
Công việc cầu siêu chính nên do gia quyến của người đã mất đảm nhận. Dân gian cho rằng, cầu siêu phải do tăng ni, phật tử nhà chùa đảm nhận. Nhưng thực ra không phải. Chỉ khi người nhà không đủ năng lực và điều kiện để làm việc này thì mới mời tăng ni trợ giúp.
(4), Làm thế nào để biết được người đã mất có đầu thai vào đường thiện hay không?
Trong vòng 49 ngày, người nhà có thể hồi hướng cho người đã mất bằng công đức của các việc thiện. Đạt được mục đích siêu độ cho người đã mất. Ví dụ: con cái người nhà thành tâm ăn chay niệm phật, bố thí, làm việc thiện. Siêu độ cho người đã mất bằng lòng hiếu thảo và thành tâm của mình.
Người nhà hướng tới người đã mất bằng một trái tim đại từ đại bi, hiếu thuận. Ít nhất có thể giảm bớt tội nghiệp cho người đã mất. Đạt được mục tiêu siêu độ.
(5), Phật sự
Một số người nhà không có điều kiện trên, không tự tụng kinh được thì có thể nhờ Tăng Ni đến tụng kinh. Bản thân Tăng Ni tụng kinh không có tác dụng siêu thoát. Mà do người nhà cảm hóa người chết thông qua sự tu hành của Tăng Ni. Người nhà cúng dường cho Tăng Ni để Tăng Ni được tu hành thành tựu phước đức như vậy là thiện nghiệp.