Mừng phong bì cưới là tập tục truyền thống của con người Việt Nam ta. Tuy là điều thường gặp trong đời sống hàng ngày, nhưng mừng phong bì cưới cũng có nhiều điều cần phải lưu ý. Chẳng hạn như có cần kiêng gửi phong bì sau khi cưới không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Có cần kiêng gửi phong bì sau khi cưới không?
Có thể mừng phong bì sau khi cưới không phải kiêng kỵ. Nhưng xét từ góc độ văn hóa ứng xử thì đây là điều không nên. Dù bận không tham gia được, bạn cũng có thể chọn cách gửi phong bì cưới. Nhưng lưu ý nên gửi vào đúng ngày tổ chức đám cưới.
Còn nếu sau đám cưới mới gửi phong bì sẽ khiến đôi bên đều bối rối, khó xử. Vậy nên, tốt nhất gửi phong bì vào đúng ngày cưới trọng đại. Không nên gửi sau khi đã tổ chức đám cưới xong.
Mừng phong bì cưới là điều hết sức tế nhị. Tế nhị ở số tiền mừng và ở cách mừng. Do vậy, khi mừng phong bì cưới, bạn cũng cần phải xem xét rất nhiều thứ. Chẳng hạn như, trước đó, đối phương đã từng mừng mình bao nhiêu? Phong tực mừng đám cưới ở địa phương đó như thế nào?…. Nếu bạn mừng với số tiền quá lớn, có thể đối với đối phương mà nói đó là một gánh nặng. Còn nếu bạn mừng với số tiền quá ít, sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn là người hẹp hòi.
Vậy nên bạn cần phải căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh, để chọn số tiền mừng sao cho đúng. Mà không gây ngượng ngùng cho cả hai bên.
Những điều kiêng kỵ trong đám cưới
1, Kiêng không ăn bánh xu xê
Bánh xu xê tượng trưng cho việc hỷ. Chia sẽ bánh xu xê là để chia sẻ niềm vui tân hôn. Trong ngày hôn lễ, nếu nhà trai mang bánh xu xê đến thì cô dâu không nên ăn. Bởi nếu cô dâu ăn bánh xu xê thì có nghĩa là ăn mất hỷ khí của mình. Vậy nên phải kiêng kỵ.
>> Cách làm sao để hết hơi lạnh khi đi đám ma về nhà
2, Kiêng không cắm hương 2 lần
Hầu hết các gia đình khi dựng vợ gả chồng cho con cái đều thắp hương kính cáo gia tiên. Nhà gái, ngoài thắp hương lễ vật nhà trai mang tới. Khi thắp hương phải lưu ý không được cắm hương lệch. Nếu có cắm lệch cũng không được tút ra cắm lại. Bởi cắm hương hai lần có nghĩa là tái hôn. Không may mắn với vợ chồng mới cưới.
3, Kiêng không nói tạm biệt
Khi hôn lễ kết thúc, cô dâu chú rể tạm biệt bạn bè người thân không được nói tạm biệt. Bởi tạm biệt có ý nghĩa chia ly, ly biệt. Điều này không tốt cho vợ chồng mới người. Vậy nên, cô dâu, chú rể khi tiễn khách có thể gật đầu hoặc vẫy tay tạm biệt là được.
Những điều kiêng kỵ trong đám cưới
4, Kiêng phụ nữ mang thai đưa dâu
Ngày thành hôn đưa dâu, không nên để phụ nữ mang thai đưa dâu. Bởi người xưa cho rằng, phụ nữ mang thai tượng trưng cho huyết quang. Nên phụ nữ mang thai đưa dâu dễ gây tai họa đổ máu. Vậy nên khi cô dâu xuất giá, người mang thai nên lánh mặt đi. Ngoài ra, khi đưa dâu, thường có pháo nổ, nhiều người ồn ào. Không tốt cho sức khỏe thai phụ. Đứng trên góc độ an toàn và sức khỏe, không nên để bà bầu đi đưa dâu.
5, Kiêng trong vòng 3 ngày sau đám cưới ngủ lại nhà mẹ đẻ
Sau ngày cưới, cô dâu chú rể thường quay lại nhà ngoại. Gọi là hồi môn. Nhưng nhớ phải quay lại trong ngày, không nên ngủ lại nhà ngoại. Bởi người xưa cho rằng, làm như vậy sẽ khiến nhà ngoại bị xui xẻo.