Nhắc đến tỏi mọi người đều cảm thấy vô cùng quen thuộc. Bởi tỏi là một trong những gia vị quan trọng, xuất hiện khắp mọi nơi trong cuộc sống. Vậy tỏi có những công dụng như thế nào? Có nên để một củ Tỏi ở trong phòng ngủ hay không? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Có nên để một củ Tỏi ở trong phòng ngủ hay không
Tỏi có mùi thơm, vị cay. Nhiều người quan niệm rằng, đặt một củ tỏi trên người hay trong phòng có tác dụng trừ tà. Tránh ma quỷ và những thứ không tốt khác. Ngoài ra, để tỏi trong phòng còn giúp chống côn trùng như muỗi, dĩn, kiến…
Công dụng và tác dụng khác của tỏi
1, Phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch, mạch máu não
Tỏi có thể ngăn ngừa sự lắng đọng chất béo trong tim mạch và mạch máu não. Chuyển hóa chất béo trong các mô, ngăn ngừa cục máu đông. Giảm cholesterol, ức chế tiểu cầu kết dính, giảm nồng độ huyết tương. Tăng giãn nở tiểu động mạch, thúc đầy giãn mạch máu và điều hòa huyết áp. Chống tắc mạch màu và phòng chồng động mạch xơ cứng. Mỗi ngày ăn 2 – 3 nhánh tỏi là cách để giảm huyết áp đơn giản và dễ dáng nhất. Tỏi có thể giúp duy trì lượng enzyme thích hợp trong cơ thể và để chống huyết áp cao.
Có nên để một củ Tỏi ở trong phòng ngủ hay không
2, Sát khuẩn
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất trong số các loại thực vật tự nhiên được tìm thấy từ trước đến nay. Tỏi sau khi ăn vào cơ thể, nó sẽ phản ứng với cystine của vi khuẩn tạo thành kết tủa tinh thể. Phá hủy các nhóm sulfhydryl trong các sinh vật thioamino cần thiết cho vi khuẩn. Khiến quá trình trao đổi chất của vi khuẩn bị rối loạn. Ngăn cản sự sinh sản và phát triển của chúng.
Ngoài ra, tỏi còn có thể tiêu diệt nhiều loại nấm và ký sinh trùng gây bệnh. Chẳng hạn như giun móc, giun kim và trùng roi trichomonas. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng allicin trong tỏi rất dễ bị phá hủy dưới nhiệt độ cao. Từ đó gây mất tác dụng diệt khuẩn. Do vậy, không nên xào nấu tỏi ở nhiệt độ quá cao.
>> Nấu ăn dùng Khoai Tây xào với Tỏi có tạo nên chất độc hay không
3, Cải thiện chức năng bài tiết
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi sống có thể cải thiện khả năng dung nạp glucose của người bình thường. Đồng thời nó cũng có thể thúc đẩy sự bài tiết insulin và tăng việc sử dụng glucose của các tế bào mô. Do đó có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.
Có nên để một củ Tỏi ở trong phòng ngủ hay không
4, TỎI CÓ TÁC DỤNG CHỐNG DỊ ỨNG
Ăn tỏi sống mỗi ngày có thể làm giảm mức độ phản ứng dị ứng. Đặc biệt là dị ứng do thay đổi nhiệt độ. Cách tốt nhất là bắt đầu ăn tỏi sống vài tuần trước khi mùa dị ứng đến.
5, Tỏi có các dụng bảo vệ chức năng gan
Nguyên tố vi lượng selen trong tỏi có thể đào thải độc tố và giảm gánh nặng giải độc cho gan. Bằng cách tham gia vào quá trình chuyển hóa hiếu khí của máu, từ đó đạt được mục đích bảo vệ gan.
6, Chống cảm cúm
Trong tỏi có chứa một loại hợp chất hóa học capsaicin mang tên “propylene sulfide”. Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Có thể ngăn ngừa cảm lạnh và giảm sốt, ho, đau họng, nghẹt mũi và các triệu chứng cảm lạnh khác.