Ý tưởng: Mô hình thu lãi 400 triệu cho người làm giàu từ nông nghiệp

Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi, nghiên cứu ứng dụng khoa học-kỹ thuật và thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp mà mỗi năm, nông dân Thiều Văn Hải, dân tộc Hoa, ngụ tại ấp Trường Thắng, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã thu về tiền tỷ từ cây lúa.

Nhìn vào cơ ngơi của gia đình ông Hải hôm nay, ít người biết rằng ông từng lập nghiệp từ 1.500m2 đất cha mẹ cho. Ông Hải nhớ lại, gia đình ông nghèo lắm, cha mẹ ông đều là nông dân, nhà lại đông con. Vì cuộc sống mưu sinh, ông phải phụ cha mẹ lao động vất vả để nuôi đàn em nhỏ.

Bí quyết làm giàu của ông Hải là sản xuất lúa theo hợp đồng bao tiêu với các công ty. Ông Hải cho biết: “Sản xuất lúa liên kết với công ty, tôi rất yên tâm đầu ra vì biết trước giá cả. Khi có bao tiêu, nông dân sẽ yên tâm chăm sóc, mạnh dạn đầu tư và mình có thể tính toán rõ được lợi nhuận”.

Tại khu đồng của mình, ông Hải luôn chú trọng áp dụng các phương pháp canh tác “3 giảm 3 tăng”, mô hình sinh thái (ruộng trồng lúa, bờ trồng hoa) nhằm giảm giá thành sản xuất, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Từ 1,5 công đất ban đầu, ông Thiều Văn Hải (H.Châu Thành A, Hậu Giang) đã đầu tư mở rộng diện tích lên 8 ha vừa trồng lúa, làm vườn vừa nuôi cá, mỗi năm lãi hơn 400 triệu đồng.

Nhờ sáng ý, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật và vận dụng linh hoạt mô hình sinh thái (ruộng lúa, bờ hoa)… nên ruộng lúa của ông Hải năm nào cũng trúng mùa. Ông hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để giúp giảm chi phí đầu vào, hạt lúa sạch, đẹp, bán được giá cao. Bên cạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, ông còn nghiên cứu đặc điểm từng giống lúa, thời tiết từng mùa vụ, giá cả thị trường để tăng năng suất và chất lượng hạt gạo xuất khẩu.

Có thể thấy, những thành công nỗ lực của ông Hải đã mang lại những kết quả bất ngờ, giúp cho ông cải thiện được tình hình kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống và trở thành tấm gương đáng tuyên dương cho những người khác học hỏi vì sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo, thoát khổ.

Theo chia sẻ của ông Hải ban đầu để giảm chi phí đầu vào ông tự làm lúa giống để phục vụ cho việc sản xuất của mình. Vì theo ông, quê ông thuộc vùng sâu nên việc đi lại mua bán rất khó khăn, việc sản xuất lúa từ lúa giống do chính mình làm ra thì đảm bảo chất lượng hơn mua trôi nổi bên ngoài. Thấy ông làm lúa trúng, bà con xung quanh xin chia lại lúa giống để trồng và ai cũng trúng mùa.

Trả lời