Ngày nay, nhu cầu mua sắm những bộ quần áo đẹp để đi học, đi chơi, đi làm là những thói quen giải trí thiết yếu của mọi người hàng tuần, hàng tháng. Do vậy, các cửa hàng quần áo mọc nhanh như nấm, hơn nữa, số lượng người dùng mạng xã hội bán hàng online càng tăng cao, bên cạnh đó những nơi như vỉa hè, chợ đêm người bán quần áo và tiêu thụ rất nhiều, đặc biệt là các dịp lễ Tết. Cho nên, hiểu rõ thị trường thời trang có lượng tiêu thụ quần áo ngày càng tăng cao, đa dạng mẫu mã, cũng vì thế những xưởng may quần thời trang quần áo cũng bắt đầu lộ diện, nhằm cung cấp cho thị trường trong tỉnh/ thành và thị trường lân cận kịp thời với giá rẻ hơn rất nhiều so với việc nhập các đơn hàng ở xa.
Việc đầu tư xưởng may thời trang không có, tuy nhiên quý khách phải có số vốn đầu tư, cách quản lý xưởng may thật hiệu quả. Cần phải tính toán thật kỹ các mặc hàng mẫu mã sản xuất ra thị trường hợp thời trang xu hưởng, phải tận dụng được vài vóc, kiểu may tính tế, sản phẩm chất lượng. Nếu quý khách chỉ mới bắt đầu hình thành ý tưởng xưởng may và đang tìm hiểu thông tin, vậy thì hãy nghiên cứu bài phân tích “Đầu tư mở xưởng may cần bao nhiêu vốn – Cách quản lý xưởng may” dưới đây của của bytuong.com nhé!
Về định hướng mở xưởng may
Để bắt đầu mở xưởng may, trước hết bạn phải lập ra kế hoạch rõ ràng từ việc chuẩn bị thực hiện, quy trình sản xuất đến việc đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, bạn cần tự trả lời tất cả những câu hỏi dưới đây để biết rõ mình đang làm gì:
– Sản phẩm bạn may là gì? Áo quần – giày dép – tất mũ-túi xách.v.v..
– Sản phẩm đáp ứng cho những đối tượng nào?
– Thị trường tiêu thụ ở đâu?
– Tầm giá bán ra thị trường ở mức dao động bao nhiêu tiên?
– Số lượng sản xuất sản phẩm ra thị trường mỗi ngày?
– Đơn hàng của bạn có ổn định không? Nhận may gia công cho khách đặt trước hay may hàng trước rồi mới nhập ra thị trường để bán.
Đầu tư mở xưởng may cần bao nhiêu vốn?
Muốn hình thành một xưởng may, điều quan trọng cần chuẩn bị đó là tìm hiểu vốn kinh doanh và huy động vốn, sau đó mới tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất. Vậy muốn mở xưởng may thì cần bao nhiêu vốn? Câu trả lời dựa vào quy mô bạn mở nhiêu m2, tầm bao nhiêu máy may? Bao nhiêu thợ may? Sản xuất ra thị trường số lượng sản phẩm bao nhiêu mỗi ngày, từ đó bạn mới định hình được diện tích mở xưởng, thuê xưởng, nhập nguyên liệu vải vóc, chi phí thuê công nhân may.
– Một ví dụ đơn giản sau, nếu bạn muốn mở xưởng sản xuất áo quần cần 20 nhân công thì phải trả lương cho nhân công theo lương số lượng sản phẩm hay theo lương cố định mỗi tháng. Nếu trả theo tháng thì tầm 18 thợ may + 2 phụ may mỗi tháng phải trả 100 triệu (1 công nhân: 5 triệu/tháng).
– Đầu tư tầm 20 máy may, mỗi máy 2 triệu => 40 triệu, 2 máy vắt sổ tầm 6 triệu, 2 bàn là tầm 2 triệu.
– Chọn địa điểm kinh doanh: Nhà bạn có đất rộng để xây nhà xưởng không hay phải đi thuê? Nếu không có bạn phải đi thuê, ví dụ bạn cần mặt bằng cho số lượng nhân công từ 20 người thì cần chuẩn bị một căn nhà/xưởng may có diện tích tầm 100 – 140m vuông; bạn có thể chọn mặt bằng bất cứ ở đâu có giá cho thuê phù hợp tầm 5 triệu/tháng, thưởng trả trước 1 năm tầm 60 triệu.
– Cần tích lũy một khoảng vốn trước để dự trù trả lương cho công nhân khi chưa nhận tiền thanh toán đơn hàng của khách khoảng 200 triệu.
Như vậy, để mở một xưởng may tầm 20 máy may ban đầu đầu bạn cần đầu tư tầm 400 đến 500 triệu. Và nếu mỗi tháng xưởng may của bạn đều có đơn hàng đều đặn, đảm bảo mỗi tháng bạn sẽ có số tiền lời từ 50 đến 100 triệu.
>>Xin Tư Vấn Về Mở Xưởng May Gia Công
Cách quản lý xưởng may hiệu quả
Để xưởng may hoạt động hiệu quả bạn cần có kinh nghiệm quản lý, giám sát tất cả công việc của công nhân, đơn hàng, máy móc, thiết bị phụ kiện, nhận nguyên liệu vải, nhập hàng vào, sản xuất hàng hóa đầu ra. Đặc biệt bạn cần chú ý đến 2 vấn đề: 1 là quản lý quá trình sản xuất đơn hàng và 2 là quản lý bộ phận công nhân may
1, Cách quản lý quá trình sản xuất đơn hàng
– Để sản xuất ra đơn hàng bạn cần có cái nhìn tổng thể về các vật tư nguyên liệu chuẩn bị cho quá trình sản xuất qua nhiều công đoạn khác nhau. Phải giám sát được số lượng khổ vải, các loại vải, chỉ,…đáp ứng cho 1 đơn hàng đó. Phân chia nhiệm vụ cho công nhân thực hiện thiết kế đến cắt vải, may, ra thành phẩm đúng tiến độ.
– Khi ký kết hợp đồng đơn hàng với khách bạn cần tính toán chính xác, cân đối giá trị thành phẩm sau đó thương lượng giá cả với khách hàng nếu đồng ý chốt giá số lượng may. Trong quá trình thực hiện đơn hàng bạn cần tính chính xác số lượng loại vải nhập về để may tránh nhập vải tràn lan gây lãng phí, thô lỗ. Phải đảm bảo tiến độ sản xuất, có cái nhìn bao quát sự thành bại của cả một kế hoạch.
– Cần phải kiểm kê kho hàng, đây là điều rất quan trọng, để quản lý hàng hóa may mặc hiệu quả bạn cần sử dụng phần mềm quản lý có thể giúp bạn quản lý xuất kho, nhập kho, tồn kho,..việc này sẽ giúp quý khách đỡ tính toán mà còn có thể giảm thiểu thất thoát hàng hóa tiết kiệm thời gian đáng kể.
2, Quản lý bộ phận công nhân may
– Muốn vận hành được quy trình may mặc điều phối cho công nhận bạn phải có kinh nghiệm sắp xếp nhân sự trên chuyền sản xuất đúng với vị trí năng lực từng người, kinh nghiệm tổ chức, phân chia lao động trên chuyền hiệu quả hợp lý; có kinh nghiệm xử lý tình huống trên chuyền trong trường hợp công nhân nghỉ, máy móc hư, sản phẩm sai kỹ thuật đến mâu thuẫn cá nhân giữa các công nhân, đánh nhau, cãi nhau.
– Người quản lý cần phải có kinh nghiệm trong may mặc, tức bạn muốn mở xưởng may phải am hiểu về thời trang, tìm kiếm khách hàng, tìm nguyên liệu, cách vận hàng xưởng may. Để có tất cả những kinh nghiệm này thì cần phải đi học, và tìm kiếm thông tin liên quan.
– Tuy nhiên bạn thấy đấy với 1 người thì không thể quản xuyến hết cả xưởng may từ vài chục người đến hàng trăm người, vì vậy bạn cần tuyển những đội trưởng đứng đầu mỗi dây chuyền để họ tự kiểm kê chất lượng đơn hàng, báo cáo số lượng cụ thể.
– Để có sản phẩm chất lượng bạn phải tuyển nhân công may giỏi và có trách nhiệm, luôn kiểm tra quan sát cách làm việc nhân viên cụ thể; đặc biệt trả lương đúng năng lực, thưởng tiền nếu như hoàn thành đạt số lượng theo quy định đưa ra.
– Bạn phải đảm bảo luôn có hàng hóa thường xuyên để xưởng sản xuất luôn hoạt động, bởi chỉ cần gián đoạn thời gian làm việc bạn sẽ hao tổn rất nhiều tiền bạc thời gian, phí phạm nhân lực. Cho nên, bạn phải liên tục tìm nguồn hàng từ shop,bỏ mối,các công ty thương mại thời trang.
– Thường xuyên training công nhân về cách làm việc, thời gian hoàn thành sản phẩm, những điều kiện chất lượng cần phải thực hiện.
– Cần có chế độ đãi ngộ tốt với công nhân để những nhân viên của bạn có động lực, trạng thái tốt làm tốt nhiệm vụ được giao.
Qua bài viết này, chắc hẳn quý khách đã nắm rõ thông tin “Đầu tư mở xưởng may cần bao nhiêu vốn-Cách quản lý xưởng may” rồi đúng không? Có thể nói việc mở được xưởng may chỉ là bước khó ban đầu, nhưng việc duy trì xưởng may, kiếm được đơn hàng đều đặn, quá trình may diễn ra suôn sẻ đúng tiến độ không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm, cách quản lý, điều phối xử lý tình huống nhanh hiệu quả, chính xác. Hi vọng, trong thời gian sớm nhất mô hình khởi nghiệp mở xưởng may của bạn sẽ thành công và phát triển lâu dài nhé!