Dữ liệu và cơ hội: Tiềm năng của ngành kinh doanh hàng ăn uống, thực phẩm

Dữ liệu và cơ hội: Tiềm năng của ngành kinh doanh hàng ăn uống, thực phẩm

Statista đã thực hiện cuộc nghiên cứu và khảo sát về thị trường F&B tại Việt Nam, cho thấy quy mô thị trường F&B năm 2019 đạt 200 tỉ USD, so với năm 2018 đã tăng lên 34,3%. Dự đoán, đến năm 2023 sẽ có quy mô khoảng 408 tỷ USD.

Ngoài ra, dân số Việt Nam đang tăng lên, trong đó phải kể đến tầng lớp trung lưu và người trẻ có mức thu nhập cao thích chi tiêu ăn uống bên ngoài. Số lượng khách hàng cho thị trường F&B vào năm 2025 khoảng 45 triệu người, chiếm khoảng 50% dân số Việt Nam.

Những số liệu trên cho thấy tiềm năng và quy mô của thị trường F&B tại Việt Nam, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư vào thị trường này.

Dcorp R-Keeper đã thống kê cho thấy Việt Nam hiện có hơn 540.000 các cửa hàng kinh doanh ăn uống, hơn 7.000 nhà hàng kinh doanh thức ăn nhanh, 22.000 các quán café, quán bar, và hơn 80.000 nhà hàng ăn uống được đầu tư xây dựng hiện đại.

>> Mô hình cửa hàng Nhật Bản bán mọi thứ, không Marketing vẫn thành công

Số lượng các nhà hàng ăn uống, quán café, quán bar, quán ăn vỉa hè…mọc lên liên tục qua từng năm. Đặc biệt, tại những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang….số lượng các nhà hàng, quán café,…cực kì nhiều.

Mặc dù tiềm năng của thị trường này rất thu hút, là một miếng bánh béo bở để hái ra tiền. Nhưng cũng chính vì thế mà sự cạnh tranh trong thị trường này rất khốc liệt. Những mô hình kinh doanh kém hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng sẽ bị đào thải.

Trả lời