Đi làm công nhân có tương lai không, có vất và cực không

Đi làm công nhân có tương lai không, có vất và cực không

Ai mà chẳng có mong muốn tìm được một công việc mình yêu thích, có thu nhập cao và cơ hội thăng tiến. Nhưng không phải ai cũng may mắn với điều đó.

Trong nhiều năm qua, chúng ta thấy có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học nhưng vì tìm việc đúng chuyên ngành quá khó nên quyết định nộp đơn vào làm công nhân ở các khu công việc để có nguồn thu nhập.

Không những thế, giấc mơ lên thành phố đổi đời đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ. Những vùng nông thôn dần chỉ còn những người lớn tuổi bám trụ lại giữ làng, giữ xóm. Những người trẻ, những người còn sức lao động đều kéo nhau lên thành phố để kiếm việc, làm công nhân với hy vọng sẽ kiếm thêm được nhiều tiền để giúp cuộc sống đỡ khó khăn hơn.

Ngoài ra, Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp được xây dựng lên. Từ đó, nhu cầu tuyển dụng công nhân tăng cao, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Công nhân trở thành một nghề được nhiều người lựa chọn để kiếm sống. Nhiều người luôn tự đặt câu hỏi rằng: “Đi làm công nhân có tương lai không? Làm công nhân có vất vả không?” Thật ra, nghề nào cũng có cái vất vả và khó khăn riêng của nó. Quan trọng là cách đối mặt và vượt qua nó như thế nào.

a, Làm công nhân liệu có tương lai không? Chúng ta nghe rất nhiều câu chuyện về những người công nhân nghèo, làm mãi vẫn chỉ đủ sống nhưng cũng có rất nhiều người bắt đầu từ vị trí một người công nhân và trở thành quản lý. Câu trả lời còn phụ thuộc một phần vào cách tư duy và thái độ làm việc của mỗi người.

Không chỉ riêng công nhân và các ngành nghề khác cũng đang có tình trạng này. Đó chính là tư duy nhảy việc khi tìm được công ty trả lương cao hơn ở người lao động. Đa phần công nhân hiện nay đi làm với mục tiêu kiếm càng được nhiều tiền càng tốt và có tư duy thời vụ. Họ không ngại tăng ca, làm thêm vào ngày nghỉ để được tăng lương. Và nếu tìm thấy công ty, xí nghiệp nào trả lương cao hơn thì sẽ nhảy việc.

Mỗi năm, có hàng ngàn lao động đến độ tuổi lao động bắt đầu gia nhập thị trường. Đây là một nguồn lao động trẻ dồi dào cho các doanh nghiệp, xí nghiệp. Do đó, với những lao động cũ họ sẽ thường sa thải sau 30 tuổi. Ở độ tuổi này, các công nhân rất khó đi tìm việc ở những nơi khác. Vì thế, họ chỉ còn cách về hưu non và trở về quê.

Với nhừn người về quê, có sức khỏe thì tiếp tục làm nông hoặc xin việc khác. Nếu không thì sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình. Cho nên, để tránh việc rơi vào thế bị động như vậy, các công nhân cần thay đổi tư duy thời vụ và tập trung chuyên tâm vào công việc, gắn bó với doanh nghiệp, học tập và nâng cao kỹ năng của mình hơn để phấn đấu vào những vị trí cao hơn.

b, Có nên đi làm công nhân may không? Ngành may mặc là ngành có số lượng công nhân nhiều nhất hiện nay. Đa phần đều là công nhân nữ. Nhiều người đánh giá rằng công việc may không quá vất vả, dễ làm. Nhưng thực tế thì thế nào?

Làm công nhân may có vất vả không? Câu trả lời là không chỉ công nhân may mà tất cả các công nhân đều vất vả, tùy theo tính chất và đặc thù của công viêc.

Đối với công nhân may, hầu như các doanh nghiệp may mặc đều trả lương bằng cách tính theo sản phẩm. Có nghĩa, làm càng nhiều thì sẽ kiếm được nhiều tiền. Do đó, nhiều công nhân may luôn cố gắng “được” tăng ca để có thể hoàn thành thêm sản phẩm. Họ chấp nhận làm một ngày từ 10-12 tiếng. thời gian còn lại dành để ngủ nhằm lấy sức cho ngày làm việc tiếp theo. Gần như họ không dành thời gian để chăm sóc tinh thần và bản thân mình.

Mặc dù bán thời gian và sức khỏe nhiều như vậy, nhưng mức lương cũng chỉ đủ để trang trải chi phí cuộc sống hằng ngày, chứ không tiết kiệm được đồng nào.

Vì phải làm việc liên tục, nhiều công nhân đã không về quê trong suốt nhiều năm. Với suy nghĩ tranh thủ khi sức khỏe còn tốt để làm việc, họ không ngại bán đi sức khỏe của mình. Làm công nhân có cực không? Có cực. Nhưng đó là sự lựa chọn công việc để những người lao động không có bằng cấp, không có tay nghề có thể kiếm thêm được thu nhập.

Cũng tùy vào ngành nghề, vị trí đảm nhận, thời gian làm việc mà mức lương của công nhân là khác nhau. Có nơi, công nhân chỉ được trả 3-4 triệu đồng/tháng, có ngành mức lương của công nhân khoảng 6-7 triệu đồng.

>> Một ngành nghề Công nhân, có lương thu nhập cao hơn lương chuyên gia (Kiếm trên 2.2 tỷ mỗi năm)

c, Tuy nhiên, không có bằng cấp, không có tay nghề,…không có nghĩa là chỉ có thể làm công nhân. Không làm công nhân thì làm gì? Chúng ta có thể chọn tự kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ để kiếm thêm thu nhập như mở quán nước, quán ăn gần khu công nghiệp,… Hoặc xin vào làm nhân viên phục vụ tại các quán café, nhà hàng trong thành phố lớn.

Ngày nay, trở thành shipper, grap,…đang là một trong những nghề hot được nhiều người lựa chọn vì sự tiện lợi và mức thu nhập khá ổn. Nếu chán cảnh làm công nhân, thì bạn có thể lựa chọn những công việc thoải mái hơn. Làm nghề nào cũng được, miễn sao bạn không làm trái pháp luật, và kiếm được tiền từ chính sức lao động của bản thân.

Hiện nay, nhiều gia đình có tư tưởng nên cho con đi làm sớm (chọn làm công nhân) để kiếm tiền, thay vì học xong không xin được việc rồi cũng đi làm công nhân. Chúng ta không thể phủ nhận việc cạnh tranh và tìm kiếm việc làm hiện nay ngày càng khó khăn. Các ứng viên không chỉ cần có bằng cấp, mà cần rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm cần thiết.

Nếu quyết định nghỉ học sớm để đi làm công nhân, tương lai sẽ không nắm chắc được. Và cũng như đã chia sẻ ở trên, đến một lúc nào đó bạn sẽ bị doanh nghiệp sa thải.

Bằng cấp vẫn là điều kiện cần. Có bằng cấp trong tay bạn vẫn cảm thấy tự tin hơn, cơ hội thăng tiến sự nghiệp trong tương lai sẽ tốt hơn. Giả sử, sau khi tốt nghiệp đại học, bạn xin vào làm tại một xí nghiệp. Với bằng tốt nghiệp đại học, bạn sẽ được cân nhắc hơn vào các vị trí như tổ trưởng, quản lý,…thay vì chỉ làm công nhân suốt đời.

Nghề nào cũng có cái ưu và nhược của nó. Làm công nhân vẫn sẽ tốt nếu bạn nghĩ rằng nó tốt.

Với nguồn lao động dồi dào, Việt Nam đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài rót vốn xây dựng nhà máy. Từ đó, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động trong nước. Công nhân là một bộ phận lao động không thể thiếu. Có công nhân mới có những sản phẩm được tạo ra, đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.

Nếu bạn lựa chọn làm công nhân, thì hãy rời bỏ suy nghĩ chỉ làm thời vụ, chỉ bán sức mình. Mà thay vào đó hãy cố gắng hoàn thiện kiến thức , kỹ năng của mình, thể hiện được tinh thần muốn gắn bó với doanh nghiệp. Đồng thời, hãy chăm sóc cho bản thân nhiều hơn.

Chúng ta cảm thấy mệt mỏi, vất vả một phần là ở tư tưởng và áp lực tự tạo cho bản thân. Làm công nhân nhưng vẫn có cơ hội để bạn vươn lên làm vị trí quản lý, hay cấp cao hơn. Quan trọng là ở bản thân bạn.

Đi làm công nhân có vất vả không? Làm công nhân vất vả.

Làm công nhân có tương lai không? Làm công nhân chưa hẳn là không có tương lai.

Do đó, nếu bạn đang suy nghĩ về việc có nên làm công nhân hay không thì hãy thử tham khảo bài chia sẻ này của bytuong nhé. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn.

Trả lời