Đôi khi người kinh doanh như chúng ta cũng cảm thấy cay cú vì 1 vị khách hàng nào đó, hoặc là khi khách hàng nổi nóng với chúng ta thì phải có cách để chúng ta cãi nhau với họ. Lương sẽ nói cùng mọi người chủ đề này hôm nay.
Chúng ta chỉ nên cãi nhau khi khách hàng làm tổn thương nghiêm trọng đến mình, hoặc là họ không giữ được bình tĩnh khi nói chuyện với chúng ta về sản phẩm/dịch vụ.
Khách hàng là thượng đế vì vậy khi mắng chửi khách hàng chính là mắng chửi thượng đế, vì vậy cần khéo léo, khôn ngoan để không bị lôi ra trảm. Người kinh doanh là người giỏi hơn cả 1 vị bác sĩ có thâm niêm chục năm, 1 giáo sư cũng khó có thể só sánh với 1 người làm kinh doanh.
Người kinh doanh mắng chửi thượng đế nhưng lại không được làm cho họ tức tối, cáu bẳn hay khiến họ nổi điên, những lời thốt ra từ miệng của người bán hàng phải uyên thâm đến cấp 3, cấp 4, thậm chí đến khi trở về nhà khách hàng nhớ lại vẫn thấy rằng khách hàng đã có lỗi.
Những lời mắng chửi của người bán hàng không nhằm mục đích sỉ vả hay nhục mà khách hàng, mà chỉ được phép làm cho họ tự ái và suy nghĩ về bản thân mình. Làm như vậy, người bán hàng như chúng ta không có lỗi, cũng không gây nguy hại đến thân thể, tinh thần hay danh dự , vậy thì khách hàng không thể trách chúng ta trong cuộc tranh luận đó.
Những ngôn từ khi bạn xả ra trong cuộc cãi vã phải có mục đích thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Ví dụ khi người mua nói: “ Tôi chả tin mấy lời nói lưu manh của các anh”, lúc này bạn sẽ cảm thấy bản thân mình bị xúc phạm, chúng ta có thể nói với họ rằng : “ Chúng tôi cho anh chị dùng thử sản phẩm này 10 ngày, nếu anh(chị) không hài lòng có thể trả lại sản phẩm, mà nếu anh chị hài lòng , chúng tôi sẽ tặng thêm 1 sản phẩm phụ đi kèm”.
Muốn thuyết phục được khách hàng đang chán đời, cáu bẳn hoặc khó tính vào thời điểm gặp mặt, chúng ta nên tìm cách để hạ bớt cơn tức giận hay bực bội trong người của họ, sau đó mới nói đến chuyện mua bán hàng hóa.
> Gọi điện bị khách hàng từ chối mua, nên làm gì khôn ngoan trong lúc này ?
Bây giờ Lương sẽ chỉ rõ 5 quy tắc khi cãi nhau với khách hàng
1, Chửi nhau với khách hàng, âm lượng phát ra phải đủ lớn, giọng điệu phải sắc bén. Mục đích của việc nói to là muốn cho khách hàng hiểu rằng bạn đang phẫn nộ với những thái độ của họ. Khi nói xong bạn phải cười , vừa đấm vừa xoa.
2, Chỉ được chửi khách hàng về những việc họ làm với chúng ta, không được phép chửi những việc khác, không được mắng chửi tư cách con người họ.
3, Không được cho khách hàng có cơ hội phản kháng lại những lời nói mà chúng ta đang xả ra. Nếu khách hàng cãi lại phải áp đảo họ ngay lập tức khiến họ không thể nói ra một lời nào khiến cơn thịnh nộ của bạn bị trì hoãn hay giãn đoạn.
4, Đừng kéo dài cuộc cãi vã quá lâu, bạn thử đặt mình vào tâm thế của khách hàng bị người bán hàng chửi mắng thì sẽ hiểu điều này.
Khi muốn kết thúc cơn thịnh nộ, chửi mắng khách hàng phải từ từ hạ bớt âm lượng, giọng điệu sắc bén làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu cho đến khi chấm dứt lời nói nặng nề với khách hàng.
Khi người bán hàng giảm nhiệt từ từ, khách hàng sẽ như được thả lỏng và nhận ra lời nói của chúng ta là đúng, họ sẽ suy nghĩ lại bản thân mình đã làm gì sai, có lỗi gì với người bán hàng, lúc bấy giờ thế chủ động sẽ thuộc về bạn.
5, Cuối cùng trước khi kết thúc cuộc nói chuyện với khách hàng, chúng ta phải xem và giả vở như không có gì xảy ra mà chỉ là sự vô duyên hay hoặc những lời nói đó không có lỗi. Sau cùng phải thành thật xin lỗi: Vừa rồi, vừa rồi, tôi thật là đáng trách đã nói quá lời, thất lễ với anh chị.
Khách hàng nghe được sự ân hận sẽ ngay lập tức chuyển qua tâm thái chủ động, con người họ lại trở về với con người của chính họ, nhưng nhất định họ sẽ suy nghĩ về những lời bạn vừa nói theo hướng tích cực cho chúng ta.