Các chủ đề thuyết trình ngắn hay và hấp dẫn (tìm chủ đề nói trước đám đông)

Trong cuộc sống và công việc, chúng ta có thể sẽ phải thuyết trình hoặc nói trước đám đông. Và những bài thuyết trình như vậy thường không dài lắm, thường là khoảng 5 phút.

Vậy làm thế nào để chuẩn bị một bài thuyết trình ngắn hay và hấp dẫn? Có những chủ đề thuyết trình ngắn hay và hấp dẫn nào? Mời các bạn cũng đọc và tìm hiểu bài viết dưới đây.

Chủ đề nói chuyện thuyết trình hay hấp dẫn trước đám đông, Cách nói trước đám đông không bị run: Vượt qua giới hạn bản thân

Chủ đề: Tư duy và hành động Vượt qua giới hạn của bản thân

ĐỀ HỌC trong vấn đề này:

Bạn hãy nói về những quan điểm sau

  • Tấm gương thành công về sự giúp đỡ người khác
  • Vượt qua giới hạn bản thân là Không nghiêm trọng hóa vấn đề
  • Sự chăm chỉ và giới hạn bản thân
  • Đừng đổ lỗi và sự giới hạn bản thân
  • Giới hạn bản thân và Biết chấp nhận khó khăn, sự thật
  • Nắm bắt cơ hội, và giới hạn của bản thân
  • Mục đích là không thể thiếu, và giới hạn của bản thân
  • cần rất nhiều sự kiên định, tính kỷ luật
  • hoàn thành đường đua trong cuộc đời này chính là chứng nhận cao quý nhất
  • năng lực cân bằng, khả năng lên kế hoạch dài hạn, tính kỷ luật và giữ vững cam kết
  • nỗ lực không ngừng trau dồi và hoàn thiện mình của mỗi cá nhân
  • Nếu mệt mỏi, bạn càng phải giữ vững tinh thần “thép
  • Đâu là lằn ranh giữa giới hạn và viện cớ
  • Tại sao mình còn ở đây, ở trong cái sự khó khăn này.

1, Xác định chủ đề diễn thuyết

Đầu tiên, phải xác định một chủ đề diễn thuyết mà người nghe quan tâm. 5 phút diễn thuyết là rất ngắn, nhưng cơ bản là đủ để có thể giải thích rõ ràng một chủ đề.

Chủ đề có thể là vấn đề mà hầu hết người nghe thường gặp phải. Điều này đòi hỏi chúng ta phải phân tích đối tượng trước người nghe khi diễn thuyết. Hiểu người nghe, biết họ muốn gì và tại sao họ nên nghe bạn diễn thuyết.

(1), Bạn là ai?

Đối với phần giới thiệu bản thân. Nếu là bài diễn thuyết dài năm phút. Hãy cố gắng kiểm soát thời gian cho phần này trong vòng 10-60 giây.

Điều quan trọng là làm nổi bật các đặc điểm. Bạn có thể sử dụng các phương pháp phóng đại. Chẳng hạn như kết nối tên của bạn với một số điểm nóng mới nhất. Hoặc chủ đề mà khán giả quan tâm dễ gây cười cho khán giả và để họ nhớ đến bạn dễ dàng hơn.

(2), Chuẩn bị một câu chuyện thú vị

Thông qua các câu chuyện, bạn có thể bày tỏ ý kiến ​​của mình một cách sinh động. Nhiều trường hợp sau bài thuyết trình, khán giả gần như đã quên hết nội dung thuyết trình. Nhưng vẫn nhớ được một số câu chuyện thú vị.

Vì vậy, làm thế nào để đánh bóng cho câu chuyện của bạn trở nên sinh động và thú vị hơn. Cũng là một phần rất quan trọng trong bài thuyết trình.

(3), Mở đầu và kết thúc hấp dẫn

Phút đầu tiên của phần mở đầu quyết định ấn tượng đầu tiên của khán giả về bạn. Để quyết định xem họ có nên lắng nghe bạn một cách nghiêm túc hay không.

Phần mở đầu nhất định phải thu hút khán giả. Thông thường, sẽ tạo sự hồi hộp. Có thể nói với khán giả về lợi ích khi họ nghe đến cùng bài thuyết trình. Hoặc đưa ra một quan điểm bất ngờ. Rồi dẫn dắt chủ đề thuyết trình.

Phần giữa là một số quan điểm luận chứng và những câu chuyện, ví dụ cụ thể. Tốt nhất không quá ba câu chuyện. Sau mỗi câu chuyện sẽ đưa ra một kết luận nhỏ.

Cảm nhận của khán giả về phần kết thúc thường quyết định cảm giác chung của họ về toàn bộ bài thuyết trình. Vì vậy phần kết thúc cũng phải rực rỡ.

Nó có thể là một bản tóm tắt toàn bộ nội dung diễn thuyết. Kèm theo những câu nói vàng, những câu danh ngôn nổi tiếng. Để kích thích suy nghĩ của khán giả. Hoặc một lời kêu gọi hành động…

Bài phát biểu dài năm phút thực sự rất ngắn. Về cơ bản, nó có phần mở đầu, phần tự giới thiệu, một đến ba câu chuyện và phần kết thúc.

Đi theo những nội dung sườn cơ bản, bạn sẽ nhanh chóng xây dựng cho mình một nội dung thuyết trình hoàn chỉnh.

2, Bản thảo thuyết trình

Nếu đó là một bài diễn thuyết tức thời hoặc ngẫu hứng. Bạn phải cố gắng tranh thủ thời gian để tạo ra một bản thảo trong đầu.

Thực ra suy nghĩ trong đầu cũng là một quá trình soạn thảo. Đi theo sườn nội dung nói trên, sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra hướng đi rõ ràng cho bài thuyết trình của mình.

3, Luyện tập nhiều lần

Những thứ quen thuộc sẽ giúp chúng ta thuận lợi và suôn sẻ hơn. Vì vậy chúng ta cần chuẩn bị và luyện tập nhiều lần trước khi thuyết trình.

Khi luyện tập, nên ghi âm lại. Kịp thời phát hiện ra vấn đề của bạn thân và những điểm cần phải sửa đổi.

Bạn cũng có thể luyện tập trước gương hoặc nhờ bạn bè làm khán giả. Để đưa ra nhận xét về bài thuyết trình của mình.

4, Kiểm soát tốc độ nói của bạn

Nói chung, nội dung của một bài thuyết trình năm phút thường cần hơn 1000 từ. Nhưng bạn cần chuẩn bị nhiều nội dung hơn. Để đề phòng những trường hợp không mong muốn.

Kiểm tra tốc độ nói của bạn. Bạn có thể đọc bài thuyết trình mà bạn đã viết nhiều lần ở tốc độ nói bình thường. Đo thời gian và điều chỉnh sao cho phù hợp.

>> Ý tưởng để có 1 bài thuyết trình, 1 bài nói hay làm mọi người bị thu hút

5, Một số điều cần phải lưu ý để có bài thuyết trình ngắn hay và hấp dẫn

Trước khi thuyết trình, hãy tìm hiểu trước về người nghe. Ví dụ: giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, độ tuổi, trình độ học vấn… Nắm rõ “điểm đau” và những vấn đề mà người nghe đang quan tâm.

Sau đó thu thập các tài liệu này. Rồi sắp xếp thành bản thảo theo khuôn khổ chung của bài thuyết trình.

Trước khi thuyết trình, hãy làm quen với địa điểm thuyết trình trước. Để giảm bớt căng thẳng do không quen địa điểm, môi trường gây ra.

Khi lên bục thuyết trình phải đứng vững, không lắc lư người, không nói nhanh nói vội. Nhìn mọi người xung quanh, luôn mỉm cười. Giữ giọng nói truyền cảm và tạo hứng thú.

6, Tổng kết

Trước khi thuyết trình, chúng ta cần phân tích đối tượng người nghe. Để hiểu hơn về những vấn đề mà họ quan tâm. Cũng như những vấn đề mà họ thường xuyên gặp phải.

Suy nghĩ rõ ràng theo sườn của bài thuyết trình: Tôi là ai? Tại sao tôi lại thuyết trình? Tại sao khán giả phải nghe tôi? Lợi ích của việc nghe tôi thuyết trình là gì?

Đánh bóng phần đầu và phần cuối và chuẩn bị một câu chuyện tuyệt vời. Nhanh chóng xây dựng nội dung của một bài thuyết trình ngắn hay và hấp dẫn.

Ngoài ra, hãy thường xuyên kiểm tra tốc độ nói của bạn. Luyện tập nhiều hơn trước khi diễn thuyết. Làm tốt những điều này, tôi tin các bạn sẽ có được một bài thuyết trình ngắn hay và hấp dẫn.

Các chủ đề thuyết trình ngắn hay và hấp dẫn

1, Có người nói “Lòng tin của con người giống như một tờ giấy. Một khi đã rách sẽ không thể liền lại”. Bạn nghĩ sao về điều này?

2, “Một phút có lúc rất ngắn, nhưng có lúc cũng rất dài”. Bạn có suy nghĩ gì về điều này?

3, Chủ đề về “nhớ ơn và lòng biết ơn”

4, Thế nào là đơn giản? Tại sao chúng ta nên sống đơn giản?

5, “Đồng tâm vô địch” bạn nghĩ sao về câu nói này?

6, “Mỗi lần bị thương là một lần trưởng thành”. Bạn nghĩ sao về quan điểm này?

7, Định nghĩa về “bạn bè” trong suy nghĩ của bạn là gì? Hãy nói cụ thể về ảnh hưởng của bạn bè đến cuộc sống của bạn.

8, Ngày mai lại là một ngày mới.

9, Nỗi đau quá khứ chính là hạnh phúc

10, Nổi giận là tự trừng phạt mình vì lỗi lầm của người khác. Bạn có đồng ý với quan điểm này không?

Trả lời