Viết đoạn văn về Nghị luận Xã hội và kỹ năng trong giao tiếp

Giao tiếp là một môn nghệ thuật. Cùng một ý nghĩa biểu đạt, cùng một mục đích biểu đạt. Những cách biểu đạt khác nhau, hiệu quả đạt được cũng hoàn toàn khác biệt. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn viết đoạn văn về Nghị luận Xã hội và kỹ năng trong giao tiếp. Mời các bạn cùng tham khảo. Hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn.

Viết đoạn văn về Nghị luận Xã hội và kỹ năng trong giao tiếp

Một người nói nhiều thì tốt hay im lặng thì tốt hơn? Nếu nói cái này tốt, cái kia không tốt một cách tuyệt đối, chẳng phải là phạm phải sai lầm vuốt mặt không nể mũi trong giao tiếp sao? Do vậy, trong cuộc đời của con người, có hai thứ phải rèn luyện tuyệt đối không được thiếu. Đó là im lặng là nói năng tử tế, lịch sự.

Người xưa thường nói “im lặng là vàng”. Lời nói của mỗi người là cái bóng hành động của họ. Chúng ta thường vì nhiều lời mà làm tổn thương người khác. Lời nói gây tổn thương cho con người còn ghê gớm hơn cả gươm và súng. Vết thương do gươm và súng gây ra thì dễ lành. Nhưng vết thương do miệng lưỡi gây ra thì lại rất khó lành.giaoTIẾP

Một người biết bình tĩnh lắng nghe người khác nói, không những được người khác yêu thích. Mà hơn nữa sẽ dần dần biết được rất nhiều điều. Một người nói lải nhải cả ngày giống như một chiếc thuyền bị rò nước. Sẽ khiến tất cả các hành khách lần lượt bỏ chạy.

Người có đạo đức, tuyệt đối không nói lời thô thiển. Người biết giữ chữ tín, ắt không nói nhiều. Người có tài, có mưu lược không cần phải nhiều lời. Chúng ta khi giao tiếp, trò chuyện cũng phải nói năng vừa phải. Những việc không nắm bắt rõ không nên nói bừa.

Viết đoạn văn về Nghị luận Xã hội và kỹ năng trong giao tiếp

Nhất là khi nói chuyện cùng những người lạ, những người hiểu biết nhiều và những người có nhiều kinh nghiệm hơn chúng ta. Bởi nếu chúng ta nói nhiều, thì sẽ là “không đánh mà khai”. Dễ bộc lộ nhược điểm của bản thân. Đồng thời dễ đánh mất đi cơ hội có được trí tuệ và kinh nghiệm.

Nói ít dĩ nhiên sẽ có ưu điểm của nó. Nhưng con người đã sống ở trong xã hội thì phải giao lưu với người khác. Phải giao tiếp, nói chuyện. Nếu phải giao tiếp, nói chuyện thì nên nắm bắt kỹ năng giao tiếp, nghiên cứu nghệ thuật giao tiếp.

Ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, giao tiếp, trò chuyện phải ngôn chi hữu vật. Nếu không thì hãy nói ít. Nếu phải nên, thì nên nói những cảm xúc mà bản thân đã trải qua. Nói những lời chân thành từ tận sâu trong tâm hồn. Nói những điều mà bản thân chắc chắn. Nói những thứ mà có thể dẫn dắt, gợi mở cho người khác. Nói những lời khuyên răn hay nhắc nhở người khác phải cảnh giác. Nói những điều có thể giáo dục người khác. Nói những lời ấm áp. Nói những lời giúp người khác xua tan muộn phiền, khổ não.

>> Viết đoạn văn về tinh thần hiếu học (nghị luận về sự chăm học, chăm chỉ học tập)

Viết đoạn văn về Nghị luận Xã hội và kỹ năng trong giao tiếp

Không nói những điều mà bản thân không chắc chắn. Những lời không thật tâm, chân thành thì không nên nói. Không nói những lời gây tổn thương người khác. Không nói lời bịa đặt, không ăn không nói có. Không nói những lời ác ngôn. Không tung tin đồn nhảm, đặt điều gây tổn thương cho người khác. Không nói những lời xấu xa, thô tục…

Trong cuộc sống hàng ngày, phải học cách ăn nói chừng mực. Trong một số hoàn cảnh đặc biệt, phải chú ý thể hiện lời ít mà ít nhiều. Tuyệt đối không nên khoe khoang khoác lác, thao thao bất tuyệt.

Một tình huống nói ít nữa đó là khi cuộc họp chuẩn bị kết thúc. Ai cũng đều sẽ gặp tình huống này. Khi một cuộc họp sắp sửa kết thúc, tâm trí của người nghe sớm đã bay ra khỏi phòng họp. Vậy mà khi ấy trên bục phát biểu vẫn có đang khoa chân múa tay, thao thao bất tuyệt. Sắp phát biểu xong mà vẫn có người bổ sung thêm một vài câu… Những lời nói lúc này là những lời nói không có ý nghĩa nhất. Cách làm minh trí nhất đó là nói ít. Nắm rõ nội dung trọng tâm, rồi biểu đạt sao cho ý nghĩa rõ ràng, dễ hiểu nhất là được.

Viết đoạn văn về Nghị luận Xã hội và kỹ năng trong giao tiếp

Tư tưởng của con người khi muốn biểu đạt, ngoài biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ hình thể. Thì cách biểu đạt trực tiếp, nhanh chóng và dễ hiểu nhất đó chính là biểu đạt bằng lời. Tức là trò chuyện, giao tiếp.

Giao tiếp, nói chuyện đối với một số người mà nói thì đó là một yêu cầu xa xỉ. Nhưng đối với những người bình thường, mặc dù đó không phải là yêu cầu xa xỉ. Nhưng nói lại là một môn nghệ thuật sống cao thâm.

Có những người nói chuyện có thể khiến người đang buồn phải mỉm cười. Có những người nói chuyện có thể khiến người đang phẫn nộ trở nên bình tĩnh. Nhưng cũng có những người nói chuyện lại khiến người khác phải tức giận hoặc phát điên. Tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng, nghệ thuật giao tiếp của mỗi người.

Viết đoạn văn về Nghị luận Xã hội và kỹ năng trong giao tiếp

Có nhà văn từng nói như thế này về những người có kỹ năng giao tiếp: “Người hiểu kỹ năng giao tiếp là người tìm được lối thoát trong hoàn cảnh khó khăn. Là những người có thể thuận lợi mọi về trong tình huống tiến thoái lưỡng nan”.

Điều này hoàn toàn có lý. Những gì không nên nói thì không tùy tiện nói. Tìm chủ đề nói theo sở thích của đối phương. Nói nhiều những lời ca ngợi… Như vậy sẽ rất nhanh có được nhận thức chung.

Bên cạnh tôi có một người bạn, nhân duyên của cô ấy lúc nào cũng tốt. Ai gặp cô ấy cũng đều thấy thích cả. Lý do là bởi cô ấy có một đôi mắt biết phát hiện cái đẹp. Cô ấy lúc nào cũng khen ngợi người khác.

Chúng ta đều biết rằng, ai cũng đều muốn nghe những lời dễ nghe. Bởi vậy, khen ngợi người khác sẽ không có tranh chấp. Có thể đối phương khiêm tốn phủ định, nhưng trong lòng họ chắc chắn vui sướng vô cùng. Dĩ nhiên, ở đây, chúng tôi không đề xướng những lời khen thái quá không có giới hạn.

Trả lời