Lấy ví dụ về Giao tiếp Công vụ và liên hệ trong trường hợp thực tế

Hàng ngày nhân viên công vụ sẽ phải tiếp xúc, giao lưu và giao tiếp với công chúng xã hội mà họ phục vụ. Trình độ giao tiếp của nhân viên công vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng điều hành của tổ chức cơ quan đó. Do đó, cách giao tiếp của công chức đối với công chúng rất đáng được quan tâm chú trọng. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn kỹ năng giao tiếp của công chức là gì? Lấy ví dụ về Giao tiếp Công vụ và liên hệ trong trường hợp thực tế

Lấy ví dụ về Giao tiếp Công vụ và liên hệ trong trường hợp thực tế

1, Nói năng một cách khiêm tốn

Trên thực tế, nhân viên công chức là những người phục vụ chủ yếu của nhân dân. Khi đối mặt với quần chúng, nhân dân. Nhân viên công chức không nên tự cao, ngạo mạn mà phải khiêm tốn. Chân thành chấp nhận sự kiểm tra, đánh giá của công chúng đối với công việc của mình. Công chức nên ăn nói khiêm tốn khi tiếp xúc với công chúng, đây không chỉ là một thái độ mà còn là một nguyên tắc.

Ví dụ, khi nói trước quần chúng nhân dân, phải có thưa gửi rõ ràng. Bất cứ việc gì cũng phải nói năng khiêm tốn, nhã nhặn. Kiên trì giải thích làm sao cho dân hiểu dân tin. Đó là chức trách của người nhân viên công vụ.

2, Nói chuyện đứng trên góc độ của người khác

Để tránh tỏ sự ngạo mạn của cán bộ công chức khi nói trước công chúng. Cách để giao tiếp phù hợp nhất là nhìn vấn đề theo quan điểm của công chúng và nói theo quan điểm của họ. Để những gì nói ra sẽ dễ dàng được công chúng chấp thuận hơn.

Đối với bất kỳ ai, trước những thay đổi mới của xã hội đều phải có quá trình thích nghi dần về mặt tâm lý. Nếu như công chúng có thể hiểu rõ sự thay đổi này, thì họ sẽ có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi mới đó. Giao tiếp đứng trên góc độ của người khác hay còn gọi là sự đồng cảm. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với các cán bộ nhân viên công vụ khi giao tiếp với công chúng.

>> Chức năng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, công việc học tập như thế nào

Lấy ví dụ về Giao tiếp Công vụ và liên hệ trong trường hợp thực tế

3, Giao tiếp trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau

Đứng trước công chúng, để việc giao tiếp được thuận lợi suôn sẻ và tốt đẹp. Cán bộ công vụ không nên truyền đạt thông tin một cách cứng nhắc và áp đặt giống như đọc công văn, nghị định.

Mà phải chú trọng đến phương thức truyền đạt. Nói năng phải nhẹ nhàng, hài hòa, trên tinh thần tôn trọng công chúng. Nếu những lời mà công chúng phản hồi là đúng là có lý thì phải bày tỏ sự khẳng định. Không nên nói quá tuyệt đối. Không bên chặn miệng đối phương ngay lập tức. Để đối phương không có cơ hội phản đối hoặc bày tỏ quan đểm cá nhân của mình.

Ví dụ, khi nói về vấn đề chính sách nào đó. Nếu đối phương có thắc mắc thì đầu tiên bạn cần phải lắng nghe đối phương nói. Sau đó từ từ giải thích cho đối phương hiểu. Nếu như vấn đề thắc mắc nằm ngoài phạm vi chuyên môn của bạn. Thì bạn có thể ghi lại rồi hẹn họ sẽ tìm hiểu giải đáp sau. Hoặc sẽ bàn giao vấn đề cho người phụ trách chuyên môn.

4, Giữ đúng mục tiêu giao tiếp

Khi giao tiếp với ai đó, đầu tiên cần phải làm rõ mục tiêu của cuộc giao tiếp là gì. Bạn cần phải có được gì sau cuộc giao tiếp ấy. Luôn giữ đúng mục tiêu giao tiếp. Không nên đánh lạc hướng giao tiếp vì những câu chuyện hoặc lời nói không mấy quan trọng.

Ví dụ bạn đang muốn nói về những chính sách mới cho công chúng hiểu. Nhưng một số người có thể lại sẽ hỏi hoặc lái bạn sang những vấn đề ngoài lề khác. Lúc này, bạn nên khéo léo giải thích ngắn gọn để công chúng hiểu. Hoặc có thể sắp xếp hẹn họ giải quyết vấn đề ngoài lề này vào dịp khác. Còn mục đích giao tiếp của ngày hôm nay bạn nhất định phải hoàn thành và đạt được.Vậy nên bạn phải là người làm chủ cuộc giao tiếp. Đồng thời luôn ghi nhớ mục đích giao tiếp của mình.

Tổng kết

Trên đây là những kỹ năng và ví dụ về giao tiếp của nhân viên công vụ. Cá nhân tôi nghĩ rằng, trong quá trình giao tiếp công vụ, ngôn ngữ sử dụng phải hòa nhã. Thái độ nên ôn tồn. Biểu đạt phải rõ ràng, phân tích phải thấu tình đạt lý. Cho phép đối phương từ từ hiểu và tiếp nhận chính sách đứng trên góc độ của mình.

Giao tiếp công vụ tối kỵ nhất là cứng nhắc. Giao tiếp phải trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Làm chủ cuộc giao tiếp nhưng đồng thời cũng phải cho đối phương cơ hội phản hồi. Giao tiếp trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau chính là nơi để hai bên chia sẻ trao đổi và đạt được tiếng nói chung.

Hãy nhớ rằng, giao tiếp phải luôn đừng trên góc độ của quần chúng. Không nên cứng nhắc với quan điểm chủ quan của bản thân. Phải nói làm sao để quần chúng hiểu, để quần chúng tin. Như vậy mới là một cuộc giao tiếp thành công.

Giao tiếp trong công vụ, không những đơn giản dễ hiểu, mà còn đòi hỏi sự lịch sự. Bởi giao tiếp công vụ cũng chính là phương tiện thể hiện tố chất của người làm công tác công vụ.

Trả lời