Nêu ví dụ cho các phong cách ngôn ngữ (thực tế)

Ngôn ngữ là chìa khóa mở cánh cửa giao tiếp và là công cụ giao tiếp quan trọng nhất trong giao tiếp. Khi chúng ta muốn đánh giá phẩm chất của một người. Ngoài việc nhìn tướng mạo, thì phong cách nói của người đó cũng là một khía cạnh quan trọng.

Người xưa có câu: “lời nói như tiếng lòng”. Phong cách ngôn ngữ của một người chính là bằng chứng tốt nhất cho phẩm chất và sự tu dưỡng của người đó.

Ngôn ngữ là một nghệ thuật. Trong giao tiếp chúng ta thường xem trọng ngôn ngữ, lời nói của người khác có phù hợp với khẩu vị của mình hay không? Nhân tố chính để quyết định có nên kết giao với một người nào đó hay không. Đó chính là cảm giác trực tiếp nhất mà phong cách ngôn ngữ của người đó mang lại cho bản thân.

Khi kết giao với một ai đó, chúng ta thường quá coi trọng việc đối phương nói chuyện có thể mang đến niềm vui cho chúng ta hay không. Mà quên đi việc quan sát hoạt động bên trong và đặc điểm tính cách của một người nào đó thông qua phong cách ngôn ngữ của họ. Chỉ khi tìm hiểu rõ tính cách và nhu cầu thực sự bên trong của một ai đó. Chúng ta mới có thể chủ động hơn trong các mối quan hệ giao tiếp.

Nêu ví dụ cho các phong cách ngôn ngữ (thực tế)

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe thấy có người kêu rằng ai đó không thể nói chuyện được. Hoặc cạn lời với ai đó. Việc giao tiếp giữa con người với con người thực sự là một vấn đề lớn. Nhất là ở nơi làm việc, giao tiếp có hiệu quả đồng nghĩa với việc giao tiếp có hiệu quả cao và chính xác.

Giao tiếp không đơn giản là nói ra ý. Mà quan trọng hơn cả đó là làm thế nào để biểu đạt được hết ý mà mình muốn bày tỏ. Hơn nữa, cách để mà biểu đạt của mỗi người sẽ khác nhau.

Cách mà chúng ta nói chuyện và cách mà chúng ta lắng nghe. Chịu sự ảnh hưởng sâu sắc  của văn hóa và kinh nghiệm. Có thể chúng ta nghĩ rằng cách mà mình biểu đạt ý rất tự nhiên. Nhưng chúng ta thường giải mã ý biểu đạt của người khác bằng phong cách ngôn ngữ của mình. Điều này, có thể sẽ gây ra những phiền phức.

Con người khi nói chuyện, đều bằng những phương thức nhất định. Bao gồm ngữ khí nhất định, tốc độ nhất định và cả âm lượng lớn nhỏ nhất định. Mặc dù, chúng ta thường có ý thức nghĩ xong rồi mới nói. Nhưng lại ít khi nghĩ xem nên nói như thế nào. Trừ một số trường hợp đặc biệt như phỏng vấn xin việc, sát hạch thăng chức…

Nêu ví dụ cho các phong cách ngôn ngữ (thực tế)

Phong cách ngôn ngữ là chỉ cách nói chuyện đặc trưng vốn có của mỗi người. Trong đó bao gồm rất nhiều đặc điểm khác nhau. Như là trực tiếp hoặc vòng vo, tốc độ, ngừng ngắt, cách chọn từ diễn đạt và vận dụng các yếu tố như chuyện cười, tu từ, kể chuyện, đặt vấn đề, xin lỗi…

Hay nói một cách khác, phong cách ngôn ngữ chính là một bộ thông tin học được từ văn hóa. Và chúng ta sẽ mượn những thông tin này, không chỉ để biểu đạt ý của mình. Mà còn để giải mã ý biểu đạt của người khác. Đồng thời đánh giá lẫn nhau từ góc độ đại chúng.

>> Các ý tưởng nhìn người bằng ngôn ngữ cơ thể

Nêu ví dụ cho các phong cách ngôn ngữ (thực tế)

Ví dụ như cách phát biểu luân phiên. Khi nói chuyện, chúng ta thường nói chuyện bằng phương thức luân lưu. Một bên nói và một bên trả lời. Nhưng cách giao lưu hiển nhiên hết sức đơn giản này. Lại cần phải xử lý các loại tín hiệu vô cùng nhỏ. Thì mới biết được khi nào đối phương nói xong và sẽ đến lượt mình.

Ví dụ phong cách ngôn gữ của A là thời gian ngừng ngắt khi nói chuyện tương đối dài. Còn phong cách ngôn ngữ của B thì ngược lại. Nếu ngừng ngắt quá lâu sẽ cảm thấy mình đang khiến người khác phải bối rồi vì sự im lặng. Nên B sẽ nhanh chóng phát ngôn để phá vỡ sự im lặng cao độ đó.

Nếu A và B cùng nói chuyện, đồng thời hai người không hiểu được sự khác nhau về phong cách ngôn ngữ giữa hai bên. Thì việc giao tiếp giữa A và B sẽ không suôn sẻ. A sẽ cảm thấy B khăng khăng làm theo ý mình. Không hề quan tâm đến những gì mà A nói. Còn B sẽ cảm thấy A không thể mang lại được nhiều thứ cho B.

Nêu ví dụ cho các phong cách ngôn ngữ (thực tế)

Cùng là một ý biểu đạt, nhưng nếu dùng phong cách ngôn ngữ khác nhau sẽ tạo ra các ý nghĩa biểu đạt khác nhau.

Ví dụ khi bạn muốn ai đó ngồi xuống. Nếu bạn nói “ngồi đi”. Có thể là do vị trí của bạn cao hơn so với đối tượng nói chuyện. Hoặc cũng có thể các bạn quá thân thiết, không cần phải quá khách sáo trong lời nói. Hoặc cũng có thể là lúc này bạn đang rất tức giận.

Nếu như bạn nói “nếu như bạn ngồi xuống đây, tôi sẽ cảm thấy rất vinh hạnh”. Có thể bạn đang biểu thị thái độ vô cùng tôn trọng. Hoặc cũng có thể là vô cùng chế giễu. Điều đó phụ thuộc vào ngữ khí lời nói của bạn, phụ thuộc vào tình tình lúc đó. Và phụ thuộc cả vào sự nhận thức về mối quan hệ thực tế giữa bạn và đối phương.

Nếu như bạn nói: “Bạn hẳn là đã rất mệt, hãy mau ngồi xuống đây”. Có thể bạn đang biểu thị sự quan tâm, thân mật. Hoặc là hy vọng người sẽ cảm nhận được ý tốt của bạn.

Liệu có phong cách ngôn ngữ nào là tốt nhất không? Hoặc là có cách giao tiếp nào tốt nhất không? Câu trả lời là “không có”. Phong cách ngôn ngữ này có thể sẽ rất phù hợp khi giao tiếp với người này. Nhưng lại vô cùng tồi tệ khi giao tiếp với người khác. Vậy nên tùy vào từng hoàn cảnh và đối tượng để áp dụng và lựa chọn những phong cách ngôn ngữ phù hợp.

Trả lời