Nhân viên văn phòng trở thành một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Chúng ta thường tự hiểu rằng cứ làm ở văn phòng công ty thì được gọi là nhân viên văn phòng.
Vậy, có ngành nào chuyên về văn phòng hay không? Những ngành làm việc trong văn phòng? Trong bài phân tích Nhân viên văn phòng thi khối nào trường nào (học văn phòng ra trường làm gì) chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn.
Nhân viên văn phòng là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc của một doanh nghiệp. Họ là những người đảm nhận những vị trí về hành chính, thủ tục, đón khách, tổ chức, lưu trữ thông tin, tư vấn pháp lý.
Để trở thành một nhân viên hành chính văn phòng, bạn cần là một người có đầu óc nhạy bén, khả năng tự tổ chức và sắp xếp công việc cũng như những yêu cầu khách, là người tỉ mỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn và chịu khó. Sức khỏe là yêu cầu mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần.
Những công việc cụ thể của một nhân viên văn phòng, nhân viên hành chính đó là:
+ Đảm nhận vị trí thư ký hỗ trợ: nội dung công việc chính là bạn sẽ sắp xếp lịch làm việc, lịch họp cho Sếp; hỗ trợ khâu chuẩn bị các thiết bị và đồ dùng cần thiết cho một cuộc họp, buổi phỏng vấn của công ty hay một sự kiện nào đó được tổ chức.
+ Soạn thảo văn bản, lưu trữ những hồ sơ thông tin: ví dụ như soạn hợp đồng, dịch hợp đồng hoặc văn bản cần thiết, thống kê và lưu trữ các giấy tờ quan trọng
+ Chịu trách nhiệm theo dõi và hướng dẫn cán bộ công nhân viên của tổ chức chăm sóc sức khỏe, xây dựng một môi trường làm việc thân thiện.
+ Hỗ trợ các vấn đề liên quan đến pháp lý: hỗ trợ, tư vấn cho cấp trên những vấn đề liên quan đến giấy tờ, pháp lý.
+ Hỗ trợ cấp lãnh đạo lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
Trước nay, chúng ta vẫn hay nghĩ rằng nhân viên văn phòng hành chính rất nhàn hạ, sáng thong thả tới công ty, chiều về sớm. Nếu thực sự trải nghiệm vị trí công việc này, chúng ta mới cảm nhận được sự năng động và những áp lực lớn của một nhân viên văn phòng.
Với sự phát triển ngày càng lớn của các công ty cả về quy mô và chất lượng, yêu cầu đặt ra cho các nhân viên văn phòng hành chính nhân sự càng cao hơn.
Nếu hỏi học ngành gì ra làm văn phòng thì câu trả lời cho bạn đó chính là quản trị văn phòng.
Góc hướng nghiệp nghề văn phòng:
Ngàng quản trị văn phòng được chia làm 3 chuyên ngành chính, đó là quản trị văn phòng, quản trị hành chính văn phòng và quản trị hành chính công.
Khi chọn học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức tổng quan về khoa học quản trị, quản trị văn phòng, cách sử dụng thành thạo thiết bị máy tính, các công cụ soạn thảo văn bản và ứng dụng khoa học công nghệ thông tin và việc quản trị văn phòng.
Sinh viên sẽ được tham khảo một số mô hình quản trị văn phòng của các phòng ban thuộc cơ quan Nhà Nước, cách thức hoạt động…. Ngoài ra, những kiến thức về thư ký văn phòng, quản trị nhân sự, lễ tân, hệ thống thông tin,….sẽ được hướng dẫn dạy chuyên sau.
Các kỹ năng được đào tạo: soạn thảo văn bản, quản lý, lưu trữ hồ sơ…
Nhân viên văn phòng thi khối nào?
Để thi tuyển vào ngành quản trị văn phòng, bạn có thể tham khảo các khối thi như :
– Khối A00: Toán – Lý – Hóa
– Khối A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
– Khối C00: Văn – Sử – Địa
– Khối D01: Toán – Văn – Anh
Thư ký thi khối nào?
Nếu hỏi riêng về ngành thư ký thì hiện nay chưa có trường nào đào tạo chuyên sâu tập trung vào chuyên ngành thư ký. Do đó, nếu như bạn muốn theo đuổi công việc này thì có thể lựa chọn học quản trị hành chính văn phòng, quản trị văn phòng, hành chính văn thư, ngành hành chính,…
Các khối thi cũng tương tự như trên.
Hành chính văn phòng học trường nào?
Ngành học này được đào tạo ở nhiều trường đại học trên cả nước, bạn có thể thoải mái lựa chọn.
Ví dụ như:
+ trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
+ Học viện hành chính Quốc Gia
+ Học viện báo chí và tuyên truyền
+ Đại học Nội vụ Hà Nội
+ Đại học Kinh tế quốc dân
+ Học viện cán bộ thành phố Hồ Chí Minh
+ Đại học mở thành phố Hồ Chí Minh
+ Đại học Thành Tây
+ Đại học Sài Gòn
+ ….
Ngoài ra, không phải nhất thiết phải theo học đúng chuyên ngành quản trị văn phòng thì mới có thể trở thành nhân viên văn phòng. Bạn có thể chọn họ các ngành khác như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, tài chính ngân hàng,…
Một lưu ý cho những ai đang có ý định theo học chuyên ngành quản trị nhân sự đó chín là: mặc dù khối thi chính xuất phát từ 3 khối A, C, D. Tuy nhiên, những chuyên ngành nhỏ sẽ xét tuyển theo những khối thi khác nhau. Do đó, sinh viên cần tìm hiểu kỹ để đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình.
>> Ý tưởng định hướng nghề nghiệp theo tính cách
Sau khi ra trường, sinh viên ngành quản trị văn phòng sẽ có thể làm những vị trí công việc nào?
Đây là bộ phần quan cần thiết trong bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Do đó, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành quản trị văn phòng cực kỳ cao.
Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm ở những vị trí như:
+ Trở thành thư ký: có thể là thư ký viên, thư ký tổng hợp hoặc thư ký riêng cho lãnh đạo
+ Đảm nhận vị trí chuyên viên hành chính, quản trị viên hành chính văn phòng, nhân viên văn phòng
+ Là người phụ trách quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp Nhà Nước, hay của một tổ chức xã hội – kinh tế khác
+ Ngoài ra, sinh viên có thể chọn trở thành giáo viên giảng dạy chuyên ngành quản trị văn phòng tại cơ sở giáo dục, trường cao đẳng….
Tiềm năng của ngành hành chính văn phòng – có nên lựa chọn học quản trị hành chính văn phòng?
– Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng để xác định xem đó có phải là một vị trí công việc, một nghề nghiệp hấp dẫn với ứng viên hay không.
Đối với nhân viên hành chính văn phòng, bạn có thể làm việc trong các cơ quan Nhà Nước hoặc tư nhân. Cho dù làm việc trong tổ chức nào thì với vị trí nhân viên hành chính văn phòng bạn sẽ được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm làm việc của những người làm cùng.
– Vị trí nhân viên văn phòng không nhàm chán như bạn vẫn nghĩ đâu. Khi thực tế tự trải nghiệm, và bản thân yêu thích công việc này thì bạn sẽ cảm thấy nó là một công việc hấp dẫn, năng động.
– Không chỉ riêng nhân viên văn phòng mà cho dù ở vị trí nào thì khi cố gắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kinh nghiệm tăng lên,….thì cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp cũng từ đó tăng theo
– Đối với cơ hội việc làm sau khi ra trường: sinh viên chuyên ngành quản trị văn phòng sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc và tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hơn.
Đó là vì số lượng doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp hay các cơ quan Nhà Nước tại Việt Nam đang không ngừng tăng lên. Từ đó, nhu cầu tuyển dụng nhân viên hành chính văn phòng cũng tăng. Đây là một lợi thế của ngành quản trị văn phòng so với các nhóm ngành khác.
– Có rất nhiều khối thi, tổ hợp môn thi bạn có thể lựa chọn để thi vào. Ngoài ra, sự đa dạng về ngành học giúp cho các bạn sinh viên có nhiều sự lựa chọn phù hợp cho bản thân hơn. Sinh viên sẽ dựa vào những môn mình giỏi để ôn thi.