Kinh doanh thời trang: Cách để cạnh tranh với quần áo nước ngoài ( lời khuyên từ người đứng đầu Hội Dệt May Việt Nam)

Kinh doanh thời trang: Cách để cạnh tranh với quần áo nước ngoài ( lời khuyên từ người đứng đầu Hội Dệt May Việt Nam)

Hiệp định thương mại tự do  FTA được ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có mặt hàng dệt may. Khi hiệp định được ký kết, mức thuế nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam sẽ là 0%, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường trong nước. Điều này giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn sản phẩm hơn, nhưng sẽ là sự cạnh tranh gay gắt cho các doanh nghiệp trong nước.

Bà Nguyễn Thị Điền – Tổng giám đốc Công ty TNHH May thêu Giày An Phước đã có những chia sẻ trong trường hợp này: với tâm lý sinh ngoại, thì việc các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam sẽ là một thách thức rất lớn cho ngành dệt may cũng như những ngành khác.

>> Ý tưởng tạo ra Chai Bia luôn trong trạng thái Lạnh, thu về 1 triệu USD

Vì thế, bà Điền cho rằng, nếu muốn cạnh tranh và giữ vững thị phần thì các công ty cần tập trung cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm (bằng hoặc hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài), và xây dựng mức giá bán  tốt nhất.

Bà Điền cũng chia sẻ rằng, công ty May thêu Giày An Phước sẽ tập trung vào việc thiết kế sản phẩm mang đậm bản sắc Việt ở hiện đại thông qua việc thiết kế sản phẩm theo số đo và vóc dáng của người Việt Nam. Đồng thời, hệ thống kênh phân phối sẽ được mở rộng từ thành phố đến nông thôn. Ngoài ra, sẽ có thêm nhiều ưu đãi, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng để làm hài lòng khách hàng, và cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.

Là doanh nghiệp trong nước, hiểu rõ con người Việt là một lợi thế của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Trả lời