Bài toán về vấn đề chi phí vận chuyển hàng hóa luôn được các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu đưa lên làm vấn đề hàng đầu. Tất nhiên để giải quyết được một cách hoàn toàn vấn đề này không phải là chuyện ngày một, ngày hai. Do đó, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần phải biết cách để giảm thiểu được chi phí vận chuyển này.
Logistics ra đời, nó tạo được động lực, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, hạn chế những khoản chi phí cho vận chuyển, sản xuất đồng thời còn tạo ra được mảnh đất màu mỡ mời gọi các nhà đầu tư tiềm năng.
Được biết, Bắc Kỳ Logistics đã chính thức trở thành đơn vị đầu tiên trong phát triển dịch vụ vận tải container tại thị trường miền Bắc vào tháng 4/2019 vừa qua. Đây được xem như phương án giúp giải quyết phần nào chi phí vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp.
Rõ ràng, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chịu áp lực rất lớn từ cước phí vận chuyển nội địa. Cụ thể, với hơn 3000km đường biển tốn chi phí cước biển trung bình tuyến Busan, Hàn Quốc – Hải Phòng là 90 USD/cont 40′, trong khi đó với khoảng 120km vận chuyển tuyến Hải Phòng – Bắc Ninh, Bắc Giang từ 3.800.000- 4.200.000 đồng, tức khoảng 160- 180 USD/cont 40. Qua đó có thể thấy, sự chênh lệch rất lớn trong giá cả vận chuyển của chúng ta hiện nay. Vì thế, nếu có thể giải được bài toán chi phí vận chuyển thì quả thật là một việc rất có lợi cho các doanh nghiệp. Hình thức vận chuyển Bắc Kỳ Logistics ra đời sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng 25% chi phí vận chuyển hàng hóa.
Hiện nay thị trường Logistics tại Việt Nam được xem là có rất nhiều tiềm năng phát triển. Nguyên nhân nằm ở việc Việt Nam tốn khoảng 21% ngân sách GDP cho chi phíogistics, con số này cao hơn rất nhiều so với các quốc trong khu vực ASEAN, điều này tạo ra tác động không tốt đến việc cạnh tranh xuất khẩu. Thứ 2 chính là do ngành logistics bao gồm các hoạt động dịch vụ chuỗi cung ứng hoàn thiện khép kín từ vận tải, kho bãi đến phân phối hàng hoá, kết nối nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Điều này khiến các nhà đầu tư rót vốn rất nhiều vào thị trường này, lĩnh vực cung cấp hạ tầng logistics hay dịch vụ logistics đều đang có rất nhiều đất để phát triển.
Sự phát triển này sẽ tạo động lực, cơ hội cho các cơ quan quản lý thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thị trường và hoạt động kinh doanh dịch vụ logictics trong các khâu lưu thông, vận chuyển, phân phối, dự trữ hàng hóa. Hỗ trợ rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp họ bớt đi chi phí sản xuất, tăng doanh thu từ đó tạo động lực phát triển kinh tế.