Nhờ vào lao động giá rẻ ở Việt Nam, với mức lương tối thiểu chỉ bằng 1/8 so với Hàn Quốc, LG có thể cắt giảm chi phí, cải thiện lợi nhuận. Đây được xem như nguyên nhân chính khiến một trong những tập đoàn hàng đầu tại Hàn Quốc quyết định dời nhà máy của mình sang Việt Nam.
Theo đó, trong bối cảnh bão hòa chung của thị trường di động, tập đoàn này đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ chịu lỗ cao. Vì thế, ban lãnh đạo đã đưa ra quyết định chuyển dây chuyền smartphone cao cấp từ một nhà máy ở Pyeongtaek, ngoại ô Seoul đến một nhà máy ở Hải Phòng nhằm cải thiện tình trạng thua lỗ.
Công suất của nhà máy dự kiến dịch chuyển sang Việt Nam là 5 triệu điện thoại/năm. Còn tại Hải Phòng, năng lực sản xuất được tính toán tăng lên mức 11 triệu chiếc/năm. LG Electronics cũng có dây chuyền tại Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Việc dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam được đánh giá là điểm mấu chốt giúp LG Electronics cải thiện tình hình. Mức lương tối thiểu của Việt Nam chỉ bằng 1/8 so với Hàn Quốc. Khoảng 750 nhân viên của LG Electronics tại Pyeongtaek sẽ được giao việc tại một nhà máy sản xuất gia dụng khác tại Hàn Quốc. Hiện nay, LG đang sản xuất điện thoại thông minh ở 4 nơi là Pyeongtaek, Việt Nam, Brazil và Trung Quốc. Nhà máy ở Pyeongtaek chủ yếu sản xuất các dòng điện thoại cao cấp, với 1.400 nhân viên, công suất 5 triệu sản phẩm/năm, chiếm 10-20% sản lượng điện thoại thông minh xuất xưởng của LG.
Trong khi đó, nhà máy ở Hải Phòng được LG hoàn công vào năm 2014. Với sự điều chỉnh lần này, công suất của nhà máy Hải Phòng sẽ được nâng lên thành 11 triệu sản phẩm/năm. LG cho biết sẽ hoàn tất việc chuyển dây chuyền sản xuất và tái bố trí nhân lực trong năm 2019.
Sau khi nhà máy tại Hải Phòng đi vào hoạt động, LG sẽ cho đóng cửa nhà máy Pyeongtaek ở phía nam Seoul vào cuối năm 2019 để chuyển dây chuyền sản xuất sang Hải Phòng, nơi các bộ phận khác của LG đang đặt nhà máy. Nhà máy của LG tại Hàn Quốc chuyên sản xuất các mẫu smartphone cao cấp, chiếm khoảng 20% trong tổng số smartphone xuất xưởng. LG hiện có các nhà máy sản xuất smartphone tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Brazil và Ấn Độ.
Việc chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam thể hiện tham vọng muốn nâng cao doanh thu, giảm chi phí sản xuất từ đó đầu tư cho phát triển của LG. Nguồn lao động trẻ, dồi dào và giá rẻ là một trong những nguyên nhân chính khiến nhà sản xuất điện thoại thông minh này tiến vào thị trường Việt Nam. Việc này đồng thời cũng sẽ giúp một lượng lớn người dân Việt Nam có việc làm, nâng cao thu nhập và đảm bảo cuộc sống.