Lá của cây khoai Tây có ăn, nấu hoặc xào được không

Khoai tây là thực phẩm thường thấy trong đời sống hàng ngày. Khoai tây thường được trồng lấy củ để ăn. Vậy lá của cây khoai Tây có ăn, nấu hoặc xào được không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Lá của cây khoai Tây có ăn, nấu hoặc xào được không

Lá của cây khoai tây có độc tính nhất định, nên khuyên các bạn không nên chế biến nấu ăn. Đồng thời lá của cây khoai tây cũng không có giá trị dinh dưỡng gì. Nên tốt nhất không nên ăn.

Khoai tây có chứa một số Ancaloit độc. Chủ yếu là solanin và chaetomycin. Nhưng nhìn chung sau khi nấu ở nhiệt độ cao khoảng 170 ℃, các chất độc hại này hầu như đều sẽ bị phân hủy.

Khoai tây có chứa solanin (solanin). Thành phần độc chất là solanin (C45H73O15N) hay còn gọi là độc tố khoai tây. Nhưng hàm lượng rất thấp, chỉ khoảng 0.005% – 0.01%. Không đủ để gây ngộ độc.

Tuy nhiên, sau khi khoai tây nảy mầm, hàm lượng solanin trong mầm và mắt chồi có thể cao tới 0,3% -0,5%. Cơ thể người bình thường nếu một lần ăng khoảng 0.2 – 0.4 gam solanin có thể gây ngộ độc cấp tính khoai tây nảy mầm.

Lá của cây khoai Tây có ăn, nấu hoặc xào được không

Hiện tượng ngộ độc do ăn phải khoai tây mọc mầm sẽ xảy ra từ 2 đến 4 giờ sau khi ăn. Biểu hiện: đầu tiên là cảm giác ngứa hoặc rát ở cổ họng, nóng rát hoặc đau vùng bụng trên. Sau đó buồn nôn, nôn, tiêu chảy và các triệu chứng viêm dạ dày ruột khác.

>> Nấu ăn dùng Khoai Tây xào với Tỏi có tạo nên chất độc hay không

Người bị ngộ độc nặng có thể bị mất nước, mất cân bằng điện giải và hạ huyết áp do nôn nửa và tiêu chảy trầm trọng. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng như đâu đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức nhẹ… Trường hợp bị nặng còn xuất hiện triệu chứng hôn mê, co giật. Sau cùng dẫn đến tử vong do suy tim và tê liệt trung tâm hô hấp.

Lá của cây khoai Tây có ăn, nấu hoặc xào được không

Đối với khoai tây đã mọc một ít mầm. Bạn nên cắt bỏ phần mọc mầm và xung quanh mắt mầm. Sau đó ngâm nước khoảng hơn nửa giờ đồng hồ. Đổ bỏ nước ngâm khoai tây. Rồi đun sôi kỹ trước khi ăn. Vì solanin dễ bị phân hủy khi gặp giấm nên có thể thêm một ít giấm trong quá trình nấu nướng vè chế biến khoai tây. Để đẩy nhanh quá trình phá hủy solanin, biến khoai tây trở thành món ăn không còn độc tố.

Phụ nữ mang thai thường xuyên ăn khoai tây có hàm lượng Ancaloit cao. Tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây dị tật thai nhi. Tất nhiên, sự khác biệt giữa mỗi người là khá lớn. Không phải ai cũng có biểu hiện bất thường sau khi ăn khoai tây. Nhưng tốt hơn hết là bà bầu không nên ăn hoặc ăn ít khoai tấy. Nhất là không ăn khoai tây đã để lâu và khoai tây mọc mầm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tức trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Như vậy, khoai tây là món ăn ngon. Tuy nhiên cần phải có sự lựa chọn và chế biến kỹ lưỡng. Không nên ăn khoai tây đã mọc mầm. Nên nấu chín khoai tây ở nhiệt độ cao để phân giải độc tố. Ngoài ra, cũng không nên ăn lá khoai tây vì chúng có chứa độc tố và không có giá trị dinh dưỡng. Chúc các bạn thành công và có những món ăn ngon miệng.

Trả lời