Misfit được xem là một trong những công ty khởi nghiệp thành công ở khu vực dành riêng cho khởi nghiệp nước Mỹ. Và đã không quá xa lại gì khi một công ty khởi nghiệp được rao bán ở vùng đất đang ươm mầm rất nhiều tài năng phát triển này.
Misfit là công ty được thành lập từ năm 2011, do sự phối hợp của nhiều khối óc tài giỏi, đó đều là những cựu CEO của những tập đoàn lớn và nổi tiếng trong giới kinh doanh, có thể kể đến như Pepsi hay Apple. Công ty này hướng đến kinh doanh chính là những thiết bị điện tử do đạc được sức khỏe con người. Nhờ vào những công cụ mà Misfit sản xuất ra, khi mang theo người, con người có thể biết được cụ thể tình trạng sức khỏe của mình ra sao. Và khi những sản phẩm này được tung ra thị trường thì thu hút con số lên tới 8.000 người muốn đầu tư vào đó. Misfit đã rất thành công trong việc thuyết phục các nhà đầu tư cho mình những hỗ trợ tài chính nhất định, hơn thế nữa, còn thuyết phục được các nhà đầu tư về chất lượng sản phẩm mà mình mang lại.
Bà Lê Diệp Kiều Trang được biết tới là CEO của Misfit, bà là vợ của Tony Vũ, người đã đồng sáng lập ra thương hiệu này. Khi được tin Misfit đang thành công đến như vậy nhưng lại được bán đi, rất nhiều người tỏ ra tiếc nuối với quyết định này. Bởi thường thì khi người ta gây dựng được một thương hiệu nhất định thì người ta muốn phát triển hơn nữa, thậm chí là muốn đạt đến đỉnh cao để truyền lại cho con cháu đời sau.
Trước làn sóng dư luận đó, bà Trang lên tiếng giải thích, thực ra ở môi trường khởi nghiệp ở Mỹ, các nhà khởi nghiệp thường không muốn quá an toàn ở một lĩnh vực, họ không muốn giữ mãi một lối đi và để lại nó cho con cháu của mình. Việc bán đi công ty đang phát triển là một việc bình thường và không phải việc gì quá to tát. Người ta bán đi để phát triển và tìm thêm hướng đi, bán đi để phát triển hơn chứ không phải bán đi vì làm ăn thất bát.
Đồng tình với hướng suy nghĩ này, giám đốc của Go-Viet cũng chỉ ra rằng, thực ra những người làm công nghệ thông tin không được phép dậm chân tại chỗ. Có thể phát triển ở một giai đoạn nhất định nhưng đến một thời điểm nó sẽ là lỗi thời, lạc hậu và không còn phù hợp nữa, đó cũng là một điểm hay và cũng là một thách thức với những ai làm công nghệ và muốn phát triển trong lĩnh vực công nghệ.
Hi vọng rằng với những nỗ lực cải tiến của Misfit, chúng ta sẽ được nhìn thấy một Misfit khoác thêm chiếc áo mới trong tương lai.