Đối với nhiều dự án khởi nghiệp, vốn là một yếu tố quan trọng để giúp dự án có thể triển khai và mở rộng phát triển. Tuy nhiên, bài toán về vốn khởi nghiệp luôn là một bài toán chung cho nhiều startup.
Có rất nhiều dự án có ý tưởng hay, có kế hoạch kinh doanh nhưng thiếu nguồn vốn để đưa sản phẩm ra thị trường. Vì thế, một lựa chọn mà các startup hay làm đó là kêu gọi vốn đầu tư. Mỗi nhà đầu tư sẽ góp vốn với những mục đích riêng. Trong đó có mong muốn đổi vốn đầu tư lấy quyền điều hành công ty. Từ đó, khiến giữa nhà sáng lập và nhà đầu tư có những bất đồng về quan điểm, hướng đi cho công ty.
Ví dụ như dự án “Nhóm mua” đã kêu gọi được 60 triệu USD tiền đầu tư vào năm 2015 và nhà đầu tư lấy 100% quyền điều hành. Lâm Trần, một trong những nhà sáng lập cho hay: từ việc nhà đầu tư điều hành 100% công ty đã khiến cho nhiều mâu thuẫn xảy ra, dẫn đến “Nhóm mua” không phát triển được như mong muốn.
>> Ý tưởng kinh doanh làm thịt khô trở thành triệu phú
Vì thế, đến dự án tiếp theo về ứng dụng ẩm thực kết nối cùng với du lịch có tên là WisePass, nhóm của Lâm Trần không dám gọi vốn đầu tư nữa.
Nhiều startup cũng tưng tự như WisePass, quyết định chỉ gọi vốn từ gia đình, bạn bè để đầu tư mà vẫn giữ được quyền điều hành của công ty mình.
Có thể nói, chính điều này khiến cho nhiều startup e ngại việc kêu gọi vốn, dẫn đến tốc độ phát triển chậm.