Ngành bán lẻ là một ngành gắn liền với đời sống của chúng ta. Tốc độ phát triển của ngành này đang tăng mạnh. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2019, doanh thu của ngành bán lẻ lũy kế đạt 3.083 tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm 2018.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ghi nhận tốc độ tăng trường cao hơn 15%. Kênh bán lẻ hiện đại gọi tắt là MT có tốc độ tăng 19% về giá trị, kênh truyền thống GT tăng 5%.
Từ năm 2020, tốc độ đô thị hóa sẽ được đẩy mạnh, nhiều thành thị cấp 2 sẽ được đầu tư xây dựng và trở thành một địa điểm tiềm năng cho các doanh nghiệp bán lẻ nhắm tới. Mật độ dân số tại những thành phố lớn hiện nay đã rất đông, người dân dần có xu hướng tìm đến các vùng ngoại ô, hay thành thị nhỏ bên ngoài những thành phố nãy để sinh sống. Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng cũng chuyển dần ra ngoại ô thành phố hay các tỉnh lân cận.
>> Có 1 nghề, gọi là nghề sưu tầm đồ Bao cấp, kiếm tiền và sang không ai bằng
Thị trường bán lẻ mặc dù có tốc độ phát triển cao nhưng chỉ tập trung vào một số ngành như thực phẩm, hàng tiêu dùng, điện máy, di động, dược phẩm. Về kênh bán hàng hiện đại, các doanh nghiệp chỉ mới áp dụng vào một số ngành như điện tử, điện thoại, trang sức, bách hóa tổng hợp.
Trong năm nay, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng ghi nhận nhiều thương vụ sáp nhập lớn. Nổi trội nhất chính là Masan Consumer sáp nhập vào Vincommerce và VinEco vào cuối năm 2019.