Cuối năm, Tết là khoảng thời gian để mọi người tranh thủ kiếm thêm thu nhập để sắm sửa Tết. Có rất nhiều ý tưởng kinh doanh buôn bán Tết được nhiều người thực hiện và mang lại thu nhập khủng. Bạn đang muốn tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ hay một nghề nào đó để kinh doanh trong dịp Tết 2019 sắp tới. Hãy thử tham khảo một số gợi ý của Bytuong.com dưới đây để có cho mình một lựa chọn phù hợp.
1, Nghề tảo mộ thuê
Tảo mộ là một phong tục truyền thống đẹp của người dân Việt Nam. Cứ vào mỗi dịp đặc biệt hoặc lễ Tết, mọi người lại đi tảo mộ để cùng ông bà tổ tiên dọn nhà đón Tết. Nhưng vì thời gian bận rộn, họ không có thời gian để đi tảo mộ nên họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ tảo mộ thuê.
Những người làm nghề tảo mộ thuê thường là người địa phương, họ có thể sống gần những nghĩa trang và rất quen thuộc với việc dọn dẹp hay tu sửa lại những ngôi mộ. Tùy theo công việc mà thân nhân của ngôi mộ yêu cầu mà mức thu nhập được khác nhau. Với việc làm cỏ cho một ngôi mộ, người tảo mộ nhận được 400.000đ- 500.000đ. Nếu cạo vôi, quét sơn thì thù lao nhận được là 1.500.000đ đến 2.000.000đ. Còn nếu được thuê trọn gói việc dọn dẹp, tu sửa và trồng thêm hoa cho một ngôi mộ thì người thợ tảo mộ sẽ nhận được với mức giá là 3.500.000đ đến 5.000.000đ.
Nhu cầu tảo mộ thuê rất nhiều, vì vậy nếu trung bình một ngày thợ tảo mộ có thể nhận dọn dẹp cỏ cho 3-4 ngôi mộ đã có thể kiếm được gần 2 triệu đồng mỗi ngày. Tảo mộ thuê bắt đầu làm từ đầu tháng chạp đến cuối tháng chạp. Gần như ngày nào cũng có việc và cứ gần đến cuối năm lượng công việc sẽ ngày càng nhiều. Sau một tháng, một người tảo mộ có thể kiếm được trung bình khoảng 20 triệu đồng, đủ để họ sắm sửa và chi tiêu trong dịp Tết.
2, Nghề kiếm tiền dịp Tết: kinh doanh hàng mã
Đối với phong tục truyền thống và nét văn hóa của người Việt ta, thờ cúng ông bà tổ tiên là điều không thể thiếu. Ngoài bánh trái, hoa quả … hằng ngày dâng lên ông bà, người Việt ta còn có thói quen mua các hàng mã như vàng mã, quần áo giấy, xe cộ , ngựa,… để gửi sang thế giưới bên kia cho ông bà tổ tiên có cuộc sống đầy đủ nhất.
Những người kinh doanh hàng mã kiếm được rất nhiều tiền mỗi dịp Tết, có thể lên tới vài chục triệu đồng tiền lãi trong một tháng. Họ sẽ nhập hàng từ những cơ sở sản xuất hàng mã tại địa phương, một bộ đồ lễ đơn giản có giá khoảng vài chục nghìn, một bộ đồ lễ đẹp cho ông bà có giá từ 120.000đ -150.000đ/1 bộ, có những bộ đồ lễ đặc biệt như đồ lễ phu thê có thể có giá 1.000.000đ/ bộ. Ngoài ra còn có các mô hình hàng mã khác như ô tô giấy, ngựa, hoa,…. Tùy theo mẫu mã và kích cỡ mà chủ sản xuất sẽ định giá.
Người kinh doanh hàng mã sau khi nhập hàng về sẽ đôn giá lên từ 40.000đ – 60.000đ/bộ, có nhiều bộ còn được đôn giá lên gấp đôi, gấp 3 để bán. Với tâm lý muốn mua những thứ tốt nhất cho ông bà, là đồ cúng bái nên khách hàng sẽ không kì kèo trả giá. Vì vậy, những người kinh doanh hàng mã dễ dàng kiếm được rất nhiều tiền nhờ kinh doanh hàng mã vào dịp cuối năm.
3, Kiếm tiền ngày Tết với nghề buôn bán: bán các thực phẩm hằng ngày như rau củ, thịt ở ngoài chợ
Các thực phẩm như rau củ, thịt, cá,… là những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Vào những ngày Tết, giá rau củ thường tăng lên gấp đôi so với ngày thường; Giá thịt, cá tăng thì tăng hơn 50.000đ -60.000đ/1kg. Đây cũng là thời điểm những người buôn bán thực phẩm hằng ngày có thể kiếm thêm thu nhập.
Đối với rau củ, như giá dưa leo ngày Tết có thể từ 20.000đ -30.000đ/1kg, cà chua có khi lên tới 40.000đ/1 kg, các loại rau khác như xà lách, đậu ve, khổ qua, bí… đều tăng giá và toàn có giá khoảng vài chục ngàn một kg. Đối với một người bán rau ngoài chợ, nếu bán được nhiều một ngày họ có thể thu được vài trăm ngàn đồng tiền lời từ việc bán rau. Họ có thể mang rau từ nhà ra bán, hoặc mua tại các vườn rau với giá rẻ sau đó đôn giá lên gấp đôi, gấp ba để bán. Đối với người bán thịt, cá thì với mỗi kg thịt, cá họ có thể lời từ 40.000đ đến 60.000đ/1 kg. Việc buôn bán ngoài chợ nhìn có vẻ vất vả nhưng thu nhập nó mang lại không nhỏ tí nào, đó cũng là lý do vì sao nhiều người vẫn gắn bó với việc buôn bán ngoài chợ trong suốt nhiều năm.
>> 25 Ý tưởng kinh doanh dịp Tết, gần Tết nên Kinh doanh bán hàng gì?
4, Cho thuê cây cảnh: vẫn kiếm được tiền khi không cần bán cây
Nhu cầu chơi cây cảnh dịp Tết rất nhiều, có những cây được rao bán từ vài trăm, vài triệu đến vài chục triệu cũng có. Một số khách hàng vì không có đủ tiền để mua một cây cảnh lớn, hoặc họ cảm thấy mua cả một cây to lại chỉ để chơi vài ngày Tết, cùng với việc họ không thể chăm sóc nên sẽ phí phạm nên quyết định đi thuê cây cảnh về chơi Tết sẽ tốt hơn. Từ đó dịch vụ cho thuê cây cảnh ra đời.
Người cho thuê cây cảnh thường là các nhà vườn, họ trồng và chăm sóc cây cảnh quanh năm. Và họ thường cho người thuê là người quen, họ hàng hoặc người trong khu họ sống. Đối với những cây giá trị lớn họ rất kỹ trong việc cho khách thuê. Cứ còn khoảng 1 tháng nữa là Tết, khách hàng có nhu cầu thuê cây sẽ đến vườn chọn cây và đặt cọc trước. Giá thuê trung bình sẽ rẻ hơn giá bán từ 20% đến 40% . Tùy theo gốc và loại cây mà giá thuê sẽ rẻ hay đắt theo từng gốc. Vừa kiếm được tiền, vừa vẫn giữ lại được cây để tiếp tục chăm sóc và kinh doanh, đây là một ý tưởng kinh doanh tiện lợi cả hai đường mà bạn nên thử.
5, Kinh doanh đặc sản quê
Kinh doanh các sản phẩm đặc sản quê dịp Tết đang là xu hướng của một vài năm trở lại đây. Với nhu cầu khách hàng cao cộng với thu nhập đáng kể, kinh doanh đặc sản dịp Tết đang được rất nhiều người lựa chọn để kinh doanh vào dịp Tết này.
Có rất nhiều loại đặc sản quê có thể kinh doanh như: thịt trâu gác bếp ở vùng cao miền núi phía Bắc; nấm hương rừng Sapa hay Hà Giang; măng khô Tuyên Quang, gạo nếp hương Điện Biên; măng ngâm mắc mật ở Lạng Sơn; cá kho làng Vũ Đại; bưởi đỏ Luận Văn; các loại trái cây như bưởi, dưa hấu được tạo hình đặc biệt; gà Đông Tả ở Hưng Yên; nem chua Thanh Hóa; nấm mối ở Đồng bằng sông Cửu Long; cam Cao Phong ở Hòa Bình…
Bạn có thể lựa chọn kinh doanh bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, bán online hoặc kết hợp cả hai hình thức để mang lại hiệu quả. Thu nhập khi kinh doanh đặc sản quê có thể lên vài chục triệu đồng trên một tháng nếu sản phẩm của bạn độc đáo và lượng khách hàng ổn định.
6, Nghề làm chậu cảnh
Cùng với việc nhu cầu sử dụng cây cảnh, hoa ngày Tết rất nhộn nhịp, thì không thể thiếu để những chậu cảnh có thể đến với tay khách hàng, nghề làm chậu cảnh cũng rất được quan tâm.
Trung bình một ngày với thợ lành nghề có thể làm từ 20 đến 30 chậu có kích thước trung bình. Một chậu có giá trung bình từ 50.000đ đến 600.000đ/ chiếc. Vào dịp Tết, khách hàng chủ yếu của những cơ sở làm nghề chậu cảnh là các nhà vườn trồng cây cảnh, bonsai, hoa cúc lớn, hay mai, đào. Có những khách hàng có đặt riêng với những yêu cầu thiết kế đặc biệt thì giá bán sẽ cao hơn nhiều.
Thu nhập vào những tháng giáp Tết của những người làm chậu cảnh có thể lên tới vài chục triệu đồng/1 tháng.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này của Bytuong.com sẽ gợi ý cho bạn một số nghề có thể kiếm ra tiền vào thời điểm cuối năm này.