Kinh doanh chuối thờ ngày Tết thu lãi cao vượt bậc

Vào dịp Tết Nguyên Đán, đây là một mặt hàng có sức mua lớn nhưng nguồn cung năm nào cũng khan hiếm, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc, dù nhà giàu hay nhà nghèo thì trong mâm ngũ quả ngày Tết đều phải có nải chuối xanh bày ban thờ tổ tiên. Nếu bạn muốn kinh doanh mặt hàng này vào dịp Tết Đinh Dậu tới đây thì cần lưu ý một số điều sau.

1.Tìm hiểu thị trường, chọn điểm bán cho chuối Tết

Dù đây là mặt hàng đắt khách ngày Tết nhưng nếu tìm được một nơi thực sự có nhu cầu lớn, sẵn sàng chi nhiều tiền để sở hữu nải chuối đẹp, công việc buôn bán sẽ diễn ra nhẹ nhàng và số tiền lãi thu về là nhiều nhất? Nếu bạn chọn hướng kinh doanh chuối Tết ở quê cũng không sao nhưng chắc chắn số tiền lãi thu về sẽ chưa phải là cao nhất.

Để việc kinh doanh thuận lợi, bạn phải xem nhu cầu mua chuối Tết của khu vực đó ra sao, sức tiêu thụ của năm ngoái thế nào, đã có ai bán chưa, giá cả ra sao…Nên chọn bán ở những khu chợ đông đúc, mặt đường lớn.

>> Kinh doanh ở nông thôn trở thành xu hướng mốt

Chuối thờ ngày Tết có giá thành cao, nhất là khi được bán ở các thành phố lớn, khu vực đông dân cư có thu nhập cao. Bạn có thể khảo sát thị trường quanh khu vực bạn sinh sống, các khu chung cư, nơi có nhiều tòa nhà công sở, bán cho bạn bè đồng nghiệp có nhu cầu… Nếu bạn có mối lấy chuối trước thì chỉ cần giới thiệu với người thân, bạn bè là đã có thể tiêu thụ được một số lượng đáng kể. Ngoài cách bán truyền miệng, thì bạn có thể tận dụng địa điểm sân chung cư, các khu vực vỉa hè hay các điểm chợ lớn nhỏ.

2. Tìm nguồn lấy chuối

Để có thể đủ chuối bán trong dịp Tết, nếu bạn có mối sẵn ở quê mình là tốt nhất. Nếu không bạn sẽ phải tìm đến các vùng trồng chuối gần nơi bạn sinh sống để đặt trước. Một số địa phương gần Hà Nội nổi tiếng là có “vựa chuối” lớn như: làng Bồng Lai và Tiên Tân (xã Hồng Hà – Huyện Đan Phượng – Hà Nội); chuối tiêu hồng (Lý Nhân, Hà Nam) hoặc ở (xã Tứ Dân, Hưng Yên)….

Nếu không thể đến tận vườn để mua chuối, bạn vẫn có thể tìm đến các chợ đầu mối lớn để lấy về bán. Khu chợ bán buôn hoa quả nổi tiếng nhất ở Hà Nội là chợ Long Biên, ngoài ra bạn có thể tìm đến các chợ đầu mối khác ở chợ Nhổn, chợ khu Nhà Xanh….Để có thể mua được hàng đẹp nhất bạn phải đi từ sớm, chợ ngày Tết thường bắt đầu từ khoảng 9h 10h đêm.

3. Số tiền vốn

Vốn nhiều kinh doanh lớn, vốn ít kinh doanh nhỏ. Vì chuối không phải là mặt hàng cao cấp nên tiền vốn cũng không quá nhiều. Nếu có mối ở quê thì bạn thường sẽ mua được với giá rẻ hơn khi lấy ở chợ đầu mối.

Nhưng không chỉ có tiền vốn lấy hàng bạn cần phải tính thêm các khoản chi phí khác như: tiền vận chuyển, tiền thuê nhân công, tiền thuê địa điểm… và các khoản chi phí phát sinh khác.

4. Biết cách chọn chuối và bán kết hợp.

Đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định số tiền lãi thu về nhiều hay ít. Chuối mua cả buồng thường rẻ hơn chuối muối chọn từng nải. Nải chuối được coi là đắt giá khi có số quả lẻ, đều đẹp, chưa chín nhưng đã tròn cạnh không xây xước, dập nát.

Theo phong thục truyền thống, ở miền Bắc mọi người thường chọn chưng chuối tiêu. Họa hoằn lắm mới chọn chuối lá, chuối mít để bày trong mâm ngủ quả. Ngoài ra, các bạn cũng nên bán kèm chuối với quất – loại quả dùng để trang trí làm đẹp cho mâm ngủ quả. Nên chọn quất quả đều, da bóng, còn lá. Vừa có thêm chút tiền lãi lại vừa giúp người mua tiết kiệm được thời gian lựa chọn ở nhiều nơi khác.

5. Khảo sát điều chỉnh giá bán

Giá bán các loại thực phẩm, hoa quả những ngày giáp Tết thay đổi từng giờ vì thế để bán được mức giá tốt nhất, bạn nên tham khảo giá thị trường sau đó tự điều chỉnh cho phù hợp. Tùy từng loại chuối cũng như độ xấu đẹp mà giá bán mỗi nải sẽ không giống nhau.
Như năm ngoái, một nải chuối đẹp có từ khoảng 21 quả trở lên thường có giá bán từ 4 đến 5 nghìn/ quả, cả nải chuối có giá 100 nghìn là bình thường vào ngày Tết. Nải xấu hơn thì sẽ được bán với mức giá thấp hơn.

Trả lời