Thông tin về việc Grab lấn sân sang lĩnh vực thanh toán điện tử tại thị trường Việt Nam, với nhiều ưu đãi cùng chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Tuy nhiên, ưu đãi đến mức với hóa đơn nộp tiền điện mất 500.000 đồng, nhưng nộp qua Grabpay by Moca chỉ mất 400.000 đồng (người nộp được hoàn lại 100.000 đồng vào ví điện tử) thì quả thật khiến người dùng cũng như các đối thủ phải ngỡ ngàng.
Dù chỉ mới bước chân vào cuộc đua này, nhưng có vẻ Grab đã thể hiện sự chơi lớn của mình, đốt tiền vào việc lôi kéo người dùng về với mình. Hiện nay, việc thự hiện ưu đãi đã và đang là cách làm của nhiều ứng dụng tương tự nhằm thu hút khách hàng, điển hình như Zalo trong đợt tết Nguyên Đán vừa rồi cũng chi hết 10 tỷ đồng cho chương trình “Săn heo chiêu tài” kéo dài trong 1 tháng của mình. Hay như mono – đối thủ cạnh tranh hàng đầu hiện nay của grab trong lĩnh vực ví điện tử cũng đã bỏ ra số tiền khổng lồ là 100 tỷ cho chương trình “Lắc heo vàng, nhận lì xì” cũng diễn ra vào dịp Tết nhưng chơi lớn như grab có lẽ là chưa từng có tiền lệ. Chiến dịch đốt tiền này của grab có vẻ đang thể hiện quyết tâm tiêu diệt hết các đối thủ cạnh tranh của mình.
Theo đó trong giai đoạn từ ngày 9/5 – 9/6, với khách hàng thanh toán hóa đơn điện, nước hay điện thoại trả sau, cứ mỗi hóa đơn 500.000 đồng, khi nộp qua Grabpay by Moca khách hàng chỉ mất 400.000 đồng, 100.000 đồng được hoàn lại vào ví. Ưu đãi này cho phép người dùng được nhận 2 lần hoàn tiền với tổng giá trị hoàn tiền tối đa 400.000 đồng. Hiện tại, chức năng thanh toán hóa đơn của Grabpay by Moca áp dụng cho thanh toán hóa đơn tiền điện, nước và điện thoại trả sau.
Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường Việt Nam có đến 29 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện tử, mà những gương mặt dẫn đầu chưa thật sự nhiều và nổi trội. Vì thế các công ty đang hết sức cố gắng trong việc tung ra các chương trình khuyến mãi, chương trình ưu đãi, kế hoạch truyền thông nhằm đánh chiếm thị phần.
Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay phần lớn giao dịch vẫn được thực hiện trực tiếp, tức là giao dịch tiền mặt. Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng Standard Chartered thì có đến 90% giao dịch mua hàng trực tuyến tại Việt Nam thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD). Điều này khẳng định rằng, người dùng Việt Nam vẫn chưa thật sự làm quen với hình thức thanh toán trực tuyến này, vì thế các doanh nghiệp nếu muốn thành công cần thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Thị trường ví điện tử vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp phát triển.