1 sản phẩm như thế nào để đối thủ không thể cạnh tranh được với bạn, làm sao để họ phải chấp nhận lủi thủi rời xa thị trường nhường chỗ cho chúng ta.
Sản phẩm là công cụ trung tâm nhất của hoạt động Marketing, sản phẩm tốt thực sự thì giá cả sẽ bị chi phối theo, mà nếu đối thủ cạnh tranh bằng giá với công cụ sản phẩm ưu việt của chúng ta thì chắc chắn đối thủ sẽ bị loại bỏ.
Một số người cho rằng giá thấp mới thu hút và níu giữ được khách hàng, nhưng đó chỉ là cách kinh doanh ngắn hạn. Xét về khía cạnh lâu dài, chỉ khi nào bạn mang đến cho khách hàng nhiều giá trị trong sản phẩm hơn thì mới có thể tồn tại. Apple hay Microsoft làm điều này rất tốt, mọi sản phẩm của họ xuất đi nước ngoài đều chú trọng phần lớn đến chất lượng của hàng hóa, hoặc hàng hóa của Nhật Bản, luôn chiếm được lòng tin tuyệt đối dù cho giá bán của họ rất cao.
Vậy tạo ra 1 sản phẩm làm người khác khó có thể cạnh tranh theo cách như thế nào.
1, Hạ thấp số lượng sản xuất, bán ra thị trường và nâng cao chất lượng
Việc tạo thêm chất lượng cho sản phẩm kết hợp với số lượng bán ra hạn chế làm cho hàng hóa của bạn không bị tồn kho, việc kiểm soát thị trường dễ dàng hơn, bạn có thời gian để nghiên cứu và cho đời những ý tưởng thuộc về sản phẩm tốt hơn.
Hàng hóa chất lượng mà bán với số lượng ít thì khó ai có thể làm, việc làm đó nói cho khách hàng biết: “ Tôi quan tâm đến chất lượng hàng hóa để phục vụ bạn chứ không phải muốn móc túi tiền của bạn”, khác hoàn toàn so với cách nghĩ mà rất nhiều doanh nghiệp đang làm trên thị trường, họ chỉ muốn bán thật nhiều để thu lợi nhuận.
Cách nghĩ khác biệt thì hành động cũng khác biệt, sản phẩm tạo ra cũng khác biệt. Giữa một thị trường toàn người giống nhau thì những cái khác của bạn sẽ tạo nên sức cạnh tranh lớn.
> Nếu kinh doanh có lỡ thất bại thì nên làm thế nào
2, Dùng phản hồi sản phẩm của khách để quyết định có nên phát triển kinh doanh nữa không
Cho khách hàng dùng thử sản phẩm để rồi quyết định có tiếp tục phát triển thị trường đó hay không có thể giúp bạn tiết kiệm nguồn lực, không gặp xung đột cạnh tranh lớn. Nếu dấu hiệu phản hồi tích cực đạt tới 70%, chứng tỏ rằng sản phẩm của bạn có mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng.
Nếu 70% khách hàng nói với người phỏng vấn rằng sản phẩm của chúng ta không có gì thú vị, vậy thì cần phải xem xét dừng triển khai ngay mọi hoạt động Marketing, kinh doanh về nó. Chúng ta cần phải tìm ra những vấn đề làm mất lòng khách hàng, khắc phục nó và cộng thêm 1 giá trị cho sản phẩm mà đối thủ chưa có.
3, Khách hàng ở đầu thì đến đó mà sản xuất hàng hóa.
Đối với khách hàng hiện đại ngày nay, lướt website đọc thông tin sản phẩm cũng là quá mệt nhọc, họ chẳng hề muốn di chuyển một chút nào, thế nên đặt cửa hàng kinh doanh hay nhà sản xuất ngay gần khách hàng sẽ làm họ cảm nhận rõ rệt sự có mặt của bạn, họ sẽ chọn mua hàng của bạn nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện trên thay vì mua hàng online ở 1 nơi rất xa.
Đặt cửa hàng gần với khách hàng cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí giao hàng. Việc nghiên cứu và chăm sóc khách hàng sẽ dễ dàng và cụ thể hơn. Cạnh tranh như thế này chẳng tốt hơn 1 người kinh doanh ở xa người mua ?
4, Dừng tất cả ngay bây giờ là một sự tiến bộ
Mục đích cuối cùng của chúng ta là tạo ra sản phẩm chất lượng khác biệt làm hài lòng khách hàng. Nếu phương pháp sản phẩm hay nguồn hàng đầu vào hiện tại không tốt thì cần loại bỏ ngay những công đoạn đó ra khỏi chuỗi cung ứng sản phẩm.
5, Thương hiệu của sản phẩm
Nếu bạn sở hữu 1 sản phẩm tốt, bạn có chắc rằng nó sẽ giúp bạn kiếm tiền mãi được không ? Không thể, nó sẽ bị lu mờ theo thời gian nhường chỗ cho những xu hướng tiêu dùng khác, lúc này công ty bạn rơi vào hố đen.
Nhưng khi sở hữu 1 thương hiệu, bạn có thể tạo ra 1 sản phẩm mới khác để kinh doanh. Thương hiệu chính là thứ tài sản riêng của mỗi người, mà khi sản phẩm vật chất bị lu mờ, chúng ta vẫn có thể tồn tại để sản xuất 1 sản phẩm mới và bán ra với thương hiệu cũ.