Bạn đã cố gắng chuẩn bị trong nhiều tuần để sắp xếp 1 buổi phỏng vấn hoàn hảo với công ty bạn mơ ước . Nhưng trước khi bước vào phỏng vấn, bạn hãy lướt qua những lời khuyên dưới đây để có 1 vẻ ngoài ấn tượng nhất có thể.
Trang phục cũng nói lên một phần cá tính của bạn. Theo tiến sĩ Bùi Văn Vượng, người có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản lý nhân sự chia sẻ thì khi đi phỏng vấn bạn nên chọn những loại trang phục lịch sự, màu sắc trang nhã, trang phục phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ nếu bạn ứng tuyển ở vị trí nhân viên làm việc ở nhà máy, hay những công việc tay chân thì bạn nên xắn tay áo lên. Còn nếu bạn xin ứng tuyển ở vị trí nhân viên văn phòng thì nên để tay áo bình thường không cần xắn lên. Nam quần tây áo sơ mi sơvin, nữ thì quần tay hoặc váy với áo sơ mi sơvin gọn gàng.
Một số công ty còn sẽ có thêm đồng nghiệp nhóm cùng tham gia phỏng vấn. Mục đích để các bộ phận hợp tác, nhóm làm việc đánh giá thêm về ứng viên. Chủ yếu là để xem xét mức độ chuyên môn có phù hợp với yêu cầu bộ phận hay không? Ngoài ra còn sẽ xem xét thêm cả thái độ hợp tác…
Thông thường, vòng thứ 3 đã là vòng phỏng vấn cuối cùng của các lãnh đạo cấp cao. Một khi đối phương đã có định hướng bạn ắt sẽ cảm nhận được.
Hơn nữa đối với những chức vụ cao, quan trọng. Thông thường sẽ không xuất hiện cách nói như “đợi thông báo” hoặc “vài ngày nữa chúng tôi sẽ thông báo”… Mà ngược lại sẽ mời bạn gia nhập ngay lập tức. Thậm chí còn nói sâu hơn về sứ mệnh, giá trị, quy hoạch công việc sau khi bạn tới công ty làm việc…
Do vậy, dù ở vòng phỏng vấn nào, đều cũng có thể sẽ gặp phải tình huống đợi thông báo. Hoặc từ chối khéo léo. Nhưng dù thế nào, đơn vị phỏng vấn sau khi đã lựa chọn được ứng viên cuối cùng đều sẽ gọi điện thoại để thông báo kết quả.
Nếu như không thông báo, chứng tỏ bộ phận nhân sự hoặc môi giới tuyển dụng của đơn vị đó làm việc thiếu hiệu quả và không chuyên nghiệp.