Cách ứng xử với bạn bè và từng kiểu loại người

Giao tiếp với người khác là cả một nghệ thuật. Chính vì thế, với mỗi người khác nhau bạn sẽ có cách giao tiếp và ứng xử khác nhau. Giao tiếp thành công sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm và nhận được sự tôn trọng từ đối phương. Cách ứng xử và giao tiếp cần được trau dồi hằng ngày, bởi không phải ngày 1 ngày 2 mà bạn có thể giao tiếp hay và tự tin được.

Ngày nay, bạn phải biết cách đối xử với từng loại người trong cuộc sống. Trong từng hoàn cảnh mỗi người sẽ thay đổi cuộc trò chuyện để phù hợp với đối phương mà không bị nhàm chán.

Một nhân viên công ty cho biết, anh là người thiếu tự tin và cảm thấy lạc lỏng khi làm việc. Điều này đã dần biến anh trở thành con người thiếu tự tin trong giao tiếp. Đi làm anh ngại giao tiếp với mọi người đến nổi sếp anh không nhớ nổi anh là ai. Bởi mọi nhân viên khác luôn chào hỏi và thoải mái với sếp, còn riêng anh lại trốn tránh việc chào hỏi và chỉ cúi mặt đi thẳng. Đó là lý do mà làm việc 5 năm anh mất đi cơ hội thăng tiến của bản thân chỉ vì giao tiếp kém.

Kỹ năng giao tiếp không phải mới sinh ra là đã thành thạo được ngay, đó là cả quá trình học tập và rèn luyện. Đôi khi đó là những kinh nghiệm thực tế mà bạn rút ra từ những sai lầm khi giao tiếp với người khác. Trong cuộc sống có rất nhiều hình thức để giao tiếp, thế nhưng giao tiếp bằng lời nói được sử dụng thường xuyên nhất.

Cách ứng xử thông minh

Xưng hô chuẩn mực, xưng hô theo tuổi tác: Nếu gặp người lớn tuổi bạn phải xưng anh/chị, cô/chú,… nếu độ tuổi giữa bạn và đối phương ít thì bạn có thể xưng tên. Nếu trong công việc, cấp dưới của bạn lớn tuổi hơn bạn vẫn gọi là anh/chị, đừng nói trống không, xưng tên, hay nói chuyện nhát gừng… vì điều đó thể hiện sự bất lịch sự, thiếu tôn trọng người khác. Đặc biệt bạn phải xem xét mối quan hệ để xưng hô không quá thân mật với mối quan hệ không quá thân thiết.

Nói rõ ràng và dễ hiểu:  Khi giao tiếp bạn phải chọn nội dung phù hợp với đối tượng đang nghe bạn nói. Cùng một câu chuyện như nếu bạn nói với người nông dân sẽ khác với một người giáo viên. Do đó, chọn câu chuyện để nói rất quan trọng, bởi trình độ chênh lệch càng nhiều mức độ hiểu nhau càng khó. Nếu chọn câu chuyện không phù hợp và không thay đổi giọng điệu với đối phương bạn sẽ bị cho là người tự phụ, kiêu ngạo.

Không nên có cách nói “mỉa mai” trong giao tiếp: Đây là cách nói mà mẹ chồng nàng dâu hay sử dụng. Đôi khi tưởng khen là chê đã làm không ít người hiểu lầm. Cách nói bóng gió, giọng điệu mỉa mai để lại một ấn tượng không tốt của bạn dành cho đối phương. Bởi điều đó thể hiện bạn là người soi xét người khác, kém vị tha và luôn có thái độ ghen ghét người khác.

Tránh nói gây cảm giác không tốt đến người khác: Một ví dụ đơn giản, khi người bạn mới ốm dậy, thay vì hỏi “sao sắc mặt lại xanh xao vậy” thì bạn có thể nói “trông sắc mặt cậu tốt hơn lúc ốm đấy”. Điều này cho thấy cách nói thái quá, nhận xét, đánh giá người khác đôi khi làm đối phương không hài lòng. Trong những trường hợp như vậy, bạn nên cảm thông, chia sẻ và an ủi với tâm trạng của người khác.

>>Ý tưởng nhận thấy ngay người không đáng tin cậy trong giao tiếp

Hãy lựa chọn những chủ đề mà bạn cảm thấy thoải mái khi giao tiếp, không nên chọn chủ đề làm người nghe không hiểu hoặc quá nhạy cảm: Để an toàn và tránh nói sai bạn nên tránh các chủ đề như chính trị, tôn giáo, pháp luật…

Kỹ năng giao tiếp khi dùng từ: Khi giao tiếp, bạn nên sử dụng ngôn ngữ toàn dân, thông dùng, tránh dùng từ địa phương, tiếng lóng… làm người nghe khó hiểu. Đặc biệt, tránh các từ chuyên ngành, từ cổ, hay dùng từ hoa mỹ khiến cho người nghe cảm giác bạn không thật tâm khi giao tiếp với họ.

Ngoài lời nói thì kỹ năng ứng xử làm điều rất quan trọng. Điều này sẽ giúp thể hiện con người biết cách cư xử trong cuộc sống.

Cách nói chuyện tự nhiên, thoải mái và chân thành: Trong giao tiếp dù bạn tỏ ra thiện chí thì người khác cũng có thể nhận ra. Vì thế đừng nên giả bộ tỏ ra vui vẻ, hào hứng, hay khó chịu với người khác. Bởi làm vậy người khác sẽ đánh giá không tốt về bạn.

Khi giao tiếp không nên tỏ ra lấp lửng, bí mật để người khác phải tò mò: Trong giao tiếp bạn không nên ngắt lời người khác, đừng làm mất hứng của người đang nói. Có thể làm sau họ ngại chia sẻ câu chuyện với bạn.

Một nguyên tắt quan trọng khi giao tiếp là kể đủ ý, những chi tiết quan trọng. Tránh tình trạng thoa thoa bất tuyệt, không để cho người khác có cơ hội nói. Khi nói bạn phải quan sát đối phương có đang lắng nghe bạn hay không. Nếu họ ngáp ngắn ngáp dài, làm việc riêng, mắt nhìn nơi khác… thì bạn nên tìm cách kết thúc câu chuyện đó.

Cách ứng xử trong giao tiếp với bạn bè

Không chỉ quan tâm đến việc giao tiếp với người lớn, cấp trên mà bạn cần phải chú ý đến việc giao tiếp với bạn bè. Những người bạn dù thân thiết đến đâu thì bạn vẫn nên giữ một số nguyên tắc nhất định.

Hiểu về nhân tình thế thái: Dù là bạn bè nhưng bạn đừng quên những lễ nghi cần thiết khi giao tiếp. Đừng suy nghĩ là thân thiết với nhau rồi nên bỏ qua, đặc biệt là khi tiếp xúc với gia đình của cả 2. Tôn trọng người khác, tôn trọng gia đình của bạn mình thể hiện bạn là người giao tiếp và được giáo dục tốt.

Mượn tiền nhớ phải trả: Đối với bạn bè việc mượn tiền, mượn đồ không còn quá xa lạ. Có những người bạn tốt sẵn sàng cho bạn mượn nhiều thứ hơn nữ. Đôi khi có nhiều người nghĩ rằng đồ bạn cũng như đồ mình và lấy xài thoải mái. Tuy nhiên, chưa chắc người cho mượn đã hoàn toàn hài lòng, vì họ ngại nếu nói ra sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả 2. Đó không phải là tình bạn thật sự. Nếu bạn khó khăn cần mượn bạn bè thì hãy nói rõ thời điểm để trả. Điều này giúp bạn sòng phẳng trong các mối quan hệ.

Không nên phô trương trước mặt bạn bè: Việc bạn mới mua chiếc xe mới, nhà mới… tốt nhất bạn đừng nên khoe mẽ với bạn bè. Điều này đôi khi làm cho bạn bè khó chịu. Bạn có thể chia sẻ niềm vui nhưng đừng nên nói về chúng và thể hiện quá nhiều. Bạn bè có thể sẽ không ghen tị với bạn lắm đâu, thế nhưng đó sẽ là lý do bạn bè và bạn xa cách nhau hơn.

Tránh tranh luận về những người bạn của bạn bè mình: Làm sao để bạn bè nể mình chính là lúc bạn tôn trọng đời sống cá nhân của họ. Bạn bè của họ như thế nào thì chính họ là người biết rõ nhất, bởi có thể mình chưa tiếp xúc nên đôi khi chỉ đánh giá qua bề ngoài và những câu chuyện. Chính vì vậy, đừng nên vội đánh giá, nhận xét, nói xấu bạn bè của người khác. Bởi đó là sự lựa chọn của bạn bè bạn, mỗi người sẽ có cuộc sống khác nhau, bạn cần phải tôn trọng không gian riêng tư của bạn bè mình dù là thân thiết đến mức nào.

Sự thật thường hay mất lòng, nhưng cũng đừng vì thế mà ngại nói sự thật với cả bạn bè: Không ai trên đời là hoàn hảo cả, ai cũng sẽ phạm những sai lầm, một số người lại chọn cách che dấu chúng. Đôi khi cuộc sống cần những sự sẻ chia từ bạn bè, đừng ngại nói những sai lầm của chính mình. Đó sẽ là một động lực để vượt qua nó. Khi nói ra sự thật, bạn có thể nhận được những lời khuyên, sự giúp đỡ từ bạn bè của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời