Việt Nam cần khai thác hiệu quả các cơ hội mà biển đem lại để phát triển kinh tế

Những thuận lợi về điều kiện địa lý tự nhiên giúp Việt Nam có thể phát triển kinh tế biển, mang lại nguồn lực kinh tế cao. Nhưng đi đồng thời với nó là sự ảnh hưởng, những tác động đến môi trường bởi các hoạt động, dịch vụ kinh doanh.

Vì thế, Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam  đã ban hành quyết định kế hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Trong kế hoạch này, nhấn mạnh vào việc bảo vệ môi trường mà đặc biệt là bảo vệ bằng cách ưu tiên cho việc phát triển công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Các công nghệ nền tảng và công nghệ nguồn cũng được ưu tiên phát triển, chỉ cần là những hoạt động vừa phục vụ kinh tế vừa có lợi với môi trường tự nhiên đều được hỗ trợ nhiệt tình.

Ngoài ra, du lịch và du lịch biển sẽ được đầu tư chú trọng về mặt cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng cho các địa phương ven biển trọng biển. Chú trọng vào du lịch ven biển và hải đảo bằng các chuyến đi ra biển đảo, vùng biển xa bờ cùng nhiều hoạt động dịch vụ khác.

Có một cơ chế chính sách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để người dân ven biển chuyển đổi nghề, trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ hoạt động du lịch

Tuy nhiên, trong báo cáo cũng có đề cập đến các ngành sửa chữa và đóng tàu, lọc hóa dầu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ, những ngành nghề này cũng sẽ được tạo điều kiện trên cơ sở phát triển hợp lý.

Nuôi trồng thủy hải sản sẽ tập trung phát triển trên biển, ven biển với hình thức sản xuất hàng hóa, hiện đại và ứng dụng khoa học công nghệ. Đặc biệt là việc khai thác hải sản tại các vùng biển xa bờ sẽ được ưu tiên nếu áp dụng công nghiệp khai thác bền vững, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản…

Còn đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới, sẽ tập trung vào năng lượng tái tạo, đồng thời khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như rừng ngập mặn, dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong tảo…để phát triển kinh tế.

Việt Nam là một quốc gia nằm ven Biển Đông với chỉ số biển cao gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới 600 km2 đất liền/1 km bờ biển); hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia rộng hơn 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền).

Hiện cả nước có đến 28 tỉnh, thành phố ven biển, chiếm 42% diện tích đất liền và 45% dân số toàn quốc. Với những đặc điểm trên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng to lớn về tài nguyên biển.

 

 

 

 

 

Trả lời