Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tôn sự trọng đạo là một chuẩn mực đạo đức luôn được khẳng định từ trước đến nay. Người không tôn sư trọng đạo là một người không thích học. Nếu như một người không tôn sự trọng đạo mà lại nói mình là người thích học. Chẳng phải là chuyện hết sức nực cười sao. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn những ví dụ về truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống.
Nêu những ví dụ về truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống
Cổ nhân xưa dạy rằng, con người sống ở đời có 3 người mà chúng ta cần phải tôn trọng. Đó là Vua, Thầy và Cha. Có thể thấy, tôn sự trọng đạo là tư tưởng truyền thống vô cùng quan trọng từ thời xa xưa. Từ cổ chí kim, những người có sự nghiệp học tập thành công đều là những người tôn sự trọng đạo.
Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đã có 72 học trò tài đức của Khổng Tử. Họ đối xử với Khổng Tử giống như là cha đẻ của mình. Gặp Khổng Tử lúc nào cũng hành lễ giống như là gặp chính cha đẻ của mình. Lấy chí lớn của thầy làm chí lớn của mình. Đạo nghĩa thực tiễn và truyền bá đều lấy Khổng Tử làm mẫu. Coi hành nghĩa là giá trị cao nhất trong cuộc đời con người.
Chẳng hạn như Nhan Hồi được xem là hình mẫu về cách sống thanh bần đạo hạnh. An bần lạc đạo, tu thân và tuân theo lễ nghĩa. Thầy dạy như thế nào sẽ làm như thế ấy.
Mật Tử Tiễn “minh cầm nhi trị”. Chỉ ngồi đàn mà vẫn giữ vững được trị an trong dân chúng. Giáo hóa nhân dân bằng lễ nhạc. Để bách tính an cư lạc nghiệp. Để đạo đức đi vào lòng dân. Tử Hạ sắp xếp sách vở, theo nghề giáo dục, thiện hóa bách tính nhân dân.
>> Cho ví dụ sát thực về truyền thống tôn sư trọng đạo (kính trọng thầy cô)
Nêu những ví dụ về truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống
Đế Quân thời cổ cũng thường xuyên dạy con cái mình phải biết tôn sư trọng đạo. Đường Thái Tông là một vị Hoàng đế có rất nhiều thành tựu. Đồng thời ông cũng là một người cha rất chú trọng tới việc tôn sư trọng đạo.
Ông mệnh lệnh cho tất cả con cái của mình, đối xử tốt với thầy giáo giống như là đối xử với chính ông vậy. Đồng thời, gặp thầy giáo phải hành lễ quỳ bái.
Có một lần, Lý Cương vì bị đau chân, đi lại bất tiện. Khi đó, chế độ trong cung vô cùng nghiêm ngặt. Quan viên đừng nói là ngồi kiệu, ngay cả đi ra đi vào cũng hết sức lo sợ.
Đường Thái Tông sau khi biết việc, đặc biệt cho phép Lý Cương ngồi kiệu vào cung dạy học. Đồng thời chiếu lệnh Hoàng Tử nghênh đón thầy giáo.
Cổ nhân xưa dạy rằng, một ngày làm thầy cả đời làm cha. Tinh thần tôn sư trọng đạo của người xưa được hậu thế coi là những truyền thống tốt đẹp. Không ngừng học tập và phát huy.
Đồng thời, nó cũng đánh thức tư cách đạo đức tôn sư trọng đạo của con người. Giúp con người theo đuổi đạo đức cao thượng, thiết lập niềm tin cao cả. Tôi tin rằng lòng kính trọng đối với thầy cô, tôn sư trọng đạo, học đức thầy, mãi nhớ ơn thầy. Sẽ luôn là những phẩm chất đạo đức cao thượng xuyên suốt trong tất cả các thế hệ học trò Việt Nam Ta.