Thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa trấn trạch, xua đuổi. Thông qua nghi lễ thờ cúng không chỉ thể hiện sự tưởng nhớ, thành kính đối với ông bà tổ tiên. Mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn cho thế hệ mai sau.
Vì vậy, việc thờ cúng tổ tiên không được cẩu thả, cần phải thận trọng và thành tâm. Ngày giờ, hoa quả, vàng mã và các chi tiết khác của việc thờ cúng phải được chú ý và chuẩn bị kỹ lưỡng.
Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn cách đặt lá trầu và cau đúng khi thắp hương trên bàn thờ.
Làm thế nào (Cách) đặt lá trầu và cau đúng khi thắp hương trên bàn thờ
Trong đời sống tinh thần của người Việt, ăn trầu không chỉ là một phong tục tập quán. Mà còn là yếu tố cấu thành các giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, đãi bạn bè, khách hàng. Xuất hiện trên bàn thờ gia tiên trong các ngày lễ ngày tết.
Trầu cau khi sắp lễ đặt lên ban thờ thường được lựa chọn hết sức kỹ lưỡng. Nên chọn những lá trầu bánh tẻ, không non cũng không già. Kích thước to đồng đều như nhau. Cau cũng vậy, chọn những quả cau bánh tẻ, không non không già.
Số lượng mỗi loại là số lẻ (3, 5, 7), đồng đều nhau. Lá trầu, quả cau lau thật sạch, quyết một ít vôi trắng lên lá trầu. Sau đó bày lên đĩa riêng đặt lên ban thờ. Hoặc cũng có thể đặt lên trên mâm ngũ quả.
Trầu cau bao giờ cũng phải đi liền với nhau. Quả cau lá trầu không những thể hiện nét đẹp văn hóa. Mà còn thể hiện cho tình thân thắm thiết. Vậy nên, trong ban thờ ngày lễ, ngày tết của người Việt không bao giờ thiếu cau và trầu.
>> Có nên ra thăm mộ người mới mất (mới qua đời) hay không
Làm thế nào (Cách) đặt lá trầu và cau đúng khi thắp hương trên bàn thờ
1, Những ngày cúng bái tổ tiên
Ngoài ngày mất ngày giỗ tổ tiên. Ngày thờ cúng tổ tiên còn bao gồm nhiều ngày lễ tết khác. Lễ cúng đầu tiên của năm là đêm giao thừa. Sau đó lần lượt là tết nguyên tiêu, tết thanh minh, tết đoan ngọ, tết trung thu… Ngoài ra ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng cũng có sắp đồ để cúng bái tổ tiên.
2, Cúng bái tổ tiên cần phải chuẩn bị những gì
Hoa quả, vàng mã là những thứ không thể thiếu. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm vài món ăn để cúng bái tổ tiên.
Đồ cúng sau khi chuẩn bị xong bao gồm hoa quả, đồ ăn, bát đũa, rượu nước… sẽ được đặt lên ban thờ. Lưu ý đầu đũa ăn hướng về phía đồ cúng. Đầu còn lại hướng về phía bàn thờ tổ tiên.
Khi cúng bái tổ tiên, có thể đọc văn khấn. Hoặc nói vài lời chẳng hạn như: “Hôm nay, ngày tháng năm , chúng con thành tâm chuẩn bị mâm cơm. Kính tỉnh ông bà tổ tiên hâm hưởng. Kính cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ gia đình con sức khỏe bình an, thuận lợi….”. Quan trọng nhất là phải thành tâm, thành ý.
Đợi nhanh thắp cháy hết 1/3. Sau đó vái tạ tổ tiên, rồi hạ mâm thờ cúng và hóa vàng. Vàng mã sau khi đốt hết, sẽ đổ rượu nước xung quanh. Rồi thu dọn đồ cúng là được.
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Trên đây là những điều cần lưu ý khi chuẩn bị đồ cúng tổ tiên. Hy vọng, đây sẽ là những kiến thức bổ ích để các bạn tham khảo.