Chủ đề này chia sẻ về Khởi nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động- Đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Ý tưởng khởi nghiệp từ Đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Giá trị của công ty trong ngành nghề
Đây là một trong các mô hình kinh doanh dịch vụ của công ty Hàng Hải Việt Nam
cổ phiếu này có phiên đóng cửa tăng trần ngày 28/6, tức tăng gần 81% sau 2 tuần lên 11.200 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu thấp, khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên khoảng 2.090 đơn vị.
Hợp tác lao động với nước ngoài được hình thành trên cơ sở cổ phần hóa công ty Hợp tác lao động với nước ngoài, đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam vào tháng 1/1999. Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi giới, đại lý và trực tiếp xuất khẩu lao động, vận tải biển trong nước và nước ngoài kết hợp với đào tạo thuyền viên. Vốn điều lệ doanh nghiệp đạt hơn 61 tỷ đồng. Trong cơ cấu cổ đông, Thành viên HĐQT Trịnh Thị Nga sở hữu nhiều cổ phần nhất với 24,97% vốn điều lệ, tương đương hơn 1,5 triệu cổ phiếu ILC.
Năm 2021, doanh thu thuần hợp nhất tăng 36,8% lên 183,4 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập từ cho thuê thuyền viên chiếm phần lớn cơ cấu doanh thu với 160,2 tỷ đồng, tăng 38,2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 12,9 tỷ đồng, tăng 38,7%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2.114 đồng, cùng kỳ 1.531 đồng.
Thị trường xuất khẩu lao động, dịch vụ đi nước ngoài năm 2022
Năm ngoái, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo số liệu của Cục Quản lý lao động nước ngoài, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2021 chỉ đạt khoảng 50,06% chỉ tiêu với 45.058 lao động.
Đến nay, những thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã bắt đầu mở cửa đón lao động người Việt Nam.
Từ giữa tháng 2, Đài Loan phát đi thông báo tiếp nhận lao động nước ngoài sang làm việc, trong đó có Việt Nam. Hàn Quốc cũng đã công bố chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài theo chương trình tại nước này trong năm 2022 ở mức 59.000 người (tăng 7.000 chỉ tiêu so với năm 2021) với nhiều ngành nghề như sản xuất chế tạo, nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp, xây dựng, dịch vụ…
Tương tự, Chính phủ Nhật Bản vừa công bố sẽ nới lỏng hạn chế nhập cảnh, cho phép thực tập sinh nhập cảnh, trong đó có thực tập sinh Việt Nam, nâng số lượng người nhập cảnh tối đa mỗi ngày từ 3.500 lên 5.000 người từ tháng 3.
Ngoài ra, tại khu vực châu Âu đã có 9 quốc gia tiếp nhận lao động phổ thông Việt Nam gồm Ba Lan, Lithuania, Hungary, Bulgaria, Cộng hòa Cyprus, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovakia, Belarus và Bồ Đào Nha