Trong một lần đến Bảo tàng ở New York ở Mỹ tham quan, chàng trai Phan Ngọc Minh bị thu hút bởi một tấm bưu thiếp cũ được trưng bày trong bảo tàng. Điều khiến anh để ý đến sản phẩm này đó là vì có rất đông du khách nước ngoài đứng thưởng thức tấm bưu thiếp này.
Anh đã thử suy luận lý do vì sao một tấm bưu thiếp cũ lại thu hút đến vậy. Và rồi anh nhận ra người nước ngoài rất thích mua những tấm bưu thiếp để làm quà hay viết lời chúc. Mỗi năm, người Anh, Mỹ, Australia… chi hơn 3 tỷ USD để mua những sản phẩm này.
Và rồi, những tấm bưu thiếp này đã khiến anh quyết định nghỉ việc tại Công ty Tài chính Merrill của Mỹ để khởi nghiệp với giấy vụn. Anh đã chọn bỏ công việc lương 50.000 USD/năm để lao vào con đường chông gai phía trước. Đó là những năm 2000.
Trước khi về Việt Nam, Minh theo học thêm một khóa kinh doanh các sản phẩm nghệ thuật tại đại học Harvard. Về nước, anh chỉ trốn trong phòng để làm những tấm bưu thiếp.
>> Mô hình kinh doanh nước tinh khiết thu 1 tỷ một năm
Và rồi, khi gặp lại người bạn thời phổ thông, Linh Đăng – cô bạn theo học chuyên ngành thiết kế. Cả hai đã cùng bắt tay vào thiết kế những mẫu thiệp, bưu thiếp mới. Nhờ đó, Công ty TNHH Nhật Nguyệt được thành lập vào năm 2003.
Thị trường Minh hướng đến là Mỹ đầu tiên. Vì thế, cuối năm 2003, anh mang những sản phẩm của mình đến hội chợ dành cho hàng thủ công mỹ nghệ ở San Francisco. Và 500 tấm bưu thiếp làm từ giấy vụn đã được bán hết với giá 1 USD/tấm.
Tiếp tục, Minh gửi mail cho 2.000 công ty kinh doanh sản phẩm nào. Và 30 công ty hồi âm. Minh gửi lại mail cho 30 công ty này và nhận được 1 đơn hàng từ 1 công ty duy nhất trị giá 1.000 USD. Và đối tác của anh đã bán hết hàng nhanh hơn thời gian dự tính. Nhờ đó, anh có thêm những đơn hàng mới.