– Tạo ra sự thu hút với các nhà tuyển dụng thông qua việc bạn có kiến thức chuyên sâu về một mảng nào đó trong lĩnh vực cụ thể. Tốt nhất đó là kiến thức mà những người trong ngành đang muốn tìm hiểu và muốn đầu tư vào nó. Bạn có thể nghiên cứu thông qua sách báo chuyên ngành, giáo trình, tài liệu hoặc video…
– Dựa vào kinh nghiệm, điểm mạnh của mình để xác định những công việc bạn có thể làm, có thể cống hiến cho công ty. Nếu bạn ứng tuyển vào một vị trí không giống với công việc trước đây thì cũng đừng ngại, vì biết đâu những kỹ năng và kinh nghiệm từ công việc đó có thể phù hợp với một phần của công việc mới.
– Sẵn sàng làm thêm những công việc không thuộc trách nhiệm của mình. Điều này giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với Sếp, vừa có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình.
>> Những ý tưởng để nhận biết 1 người xấu trong kinh doanh, đời sống
– Hãy trở thành một người đáng tin cậy và có uy tín với đồng nghiệp và Sếp, dù bạn chưa có kinh nghiệm nhiều bằng việc hoàn thành đúng tiến độ công việc của mình được giao. Đồng thời, hãy biết quản lý khối lượng công việc của mình hợp lý. Có thể bạn sẽ giúp đồng nghiệp một vài công việc nhỏ không có trong nội dung công việc của bạn nhưng cũng phải biết cách từ chối khi cần.
– Xây dựng mối quan hệ cả trong và ngoài công ty. Điều đó giúp bạn có những người đồng nghiệp kiêm người bạn sẽ cho bạn những lời khuyên và chỉ dẫn khi công việc cần sự giúp đỡ.