Bạn Có Đang Phải Là Tư Duy Của Người Nghèo Hay Không?

1, Bỏ qua giá trị thời gian

Người nghèo là những người thiếu tiền. Đúng, thế thì sao?

Theo góc độ kinh tế, nếu bạn thiếu điều gì đó bạn sẽ đặc biệt chú trọng vào nó. Không thiếu gì thì đối với bạn không có gì là quan trọng và bạn dường như xem nhẹ tất cả mọi thứ.

Vì vậy, người nghèo là kiểu “hoàn toàn” thiếu tiền, nhưng đặc biệt “thừa” thời gian.

Có một lần tôi gợi ý một cuốn sách tới các độc giả, có người hỏi tôi cuốn sách này có bản điện tử không? Một vài ngày sau, anh ta để lại bình luận trên tất cả các website lớn, trang mạng để tìm nhưng đều không có. Ý nghĩa rằng đề nghị một cuốn sách mà không đưa ra file miễn phí thì đề nghị làm quái gì.

Làm ơn, những thứ miễn phí không phải lúc nào cũng thực sự miễn phí. Vậy thì thời gian mà bạn đi tìm lẽ nào không đáng giá sao?

Tên của cuốn sách này là chủ đề mà chúng ta sẽ nói hôm nay “Sự khan hiếm- Lý do chúng ta rơi vào nghèo đói và bận rộn”, cuốn sách này giải thích “người nghèo tại sao lại nghèo, thế, người giàu tại sao lại bận thế?”

>> 10 Quy luật vàng giúp bạn cởi bỏ “mác nghèo khó”, và trở nên giàu có

2, Không quyết đoán

Tác động đầu tiên từ tư duy của người nghèo chính là dùng thời gian để đổi tiền.

Gần đây, có một bộ phim siêu tệ, nhưng theo kinh nghiệm của tôi dù phim có tệ đến mức nào đi chăng nữa số lượng người bỏ xem giữa chừng sẽ không vượt quá 30%, nghĩa là trong mắt 65% người còn lại thời gian 90 phút sẽ không vượt quá giá trị của vé là 30 ngàn.

Theo góc độ kinh tế “tư duy người nghèo”  có xu hướng tập trung quá nhiều vào “chi phí chìm”.

Thế nào là “chi phí chìm”, chính là bỏ tiền ra xem một bộ phim, dù cho phim hay hay không, số tiền bạn bỏ ra sẽ không lấy lại được.

Chẳng hạn bạn mua một đôi giày tại trung tâm thương mại, kích thước không vấn đề gì nhưng khi thử vào đối giày bạn thấy một cái dây thừa ra ngoài, bạn không thể không mua nó, lúc đó bạn sẽ trải qua cuộc đấu tranh tâm lý như sau:

“Định lý không cam tâm”: Những đôi giày đắt tiền đối với bạn mà nói quá đắt, bạn càng đi thì càng muốn đi nhiều lần hơn nữa (lỗi của bạn càng nhiều).

“Định lý may mắn”: Bạn quyết định không đi đôi giày đó nữa, vậy thì những đôi giày đắt tiền hơn khiến bạn để chúng ở nhà càng lâu hơn”.

“Định lý tuyệt vọng”: Dù bạn có đặt nó bao lâu, một ngày nào đó bạn cũng sẽ vứt nó đi, vứt đi càng xa càng tốt.

“Tư duy người giàu” hoàn toàn ngược lại: tiêu tiền hoặc là để kiếm tiền hoặc là để tận hưởng, hai điều trên đều không phải thì không đáng để lãng phí năng lượng của mình.

3, “Hiệu ứng quan trọng hóa” trong tư duy người nghèo

Có một câu nói mà khi nói ra sẽ đắc tội với mọi người, nhưng với nền tảng lý thuyết phía trên tôi không sợ bị ai đó đánh chết nữa “ Đắt làm sao có thể là sự thiếu xót của sản phẩm? Chẳng lẽ không phải do lỗi của bạn sao?”

Trong siêu thị những cái chăn đang được giảm giá, có 3 loại là to, vừa và nhỏ có giá lần lượt là 300, 250, 200 và giá hiện tại là 150. Theo kinh nghiệm của nhân viên bán hàng, người nghèo có xu hướng mua loại to vì nghĩ tiết kiệm tiền, người có tiền thì sẽ mua loại kích thước phù hợp với nhu cầu của họ.

Đây là tác động quan trọng thứ hai của “tư duy người nghèo”.  Cuốn sách “ sự khan hiếm” cũng được gọi là “hiệu ứng quan trọng hóa”. Nó có nghĩa là mọi người sẽ tập trung hơn khi nguồn lực khan hiếm, nhưng việc tập trung quá mức sẽ dẫn đến việc suy giảm trong phán đoán. Nghĩa là thế nào? Bởi vì “tư duy người nghèo” làm cho chúng ta chú ý quá nhiều đến nguồn lực mà chúng ta vốn có, chúng ta thường bỏ qua những thứ quan trọng khác chẳng hạn như mục tiêu.

4, So bì khả năng với định hướng mục tiêu

Một vài năm trước, vợ tôi nói rằng cô ấy muốn mua nhà trả góp. Tôi dùng toàn bộ số tiền trong nhà đưa cho cô ấy nhưng đến khoản thanh toán đầu tiên cũng không đủ để trả.

Tôi cho rằng đợi tích lũy thêm tiền. Tất nhiên dao sắc không gọt được chuôi, cuối cùng bị cô ấy thuyết phục chạy ngược chạy xuôi đi vay mượn  và khoản thanh toán đầu tiên đã đủ để trả.

Người nghèo mua nhà hầu hết đều có cảm giác như vậy, những điều được coi là không thể vào thời điểm đó  chỉ cần quyết tâm quyết định sẽ thực hiện được ngay sau đó, nghĩ đi nghĩ lại cũng không có gì khó khăn lắm.

Về khả năng quản lý tài chính. Tôi chắc chắn giỏi hơn cô ấy. Nhưng trong vấn đề này, ngay từ đầu tôi đã bị “tư duy người nghèo” lấn át, không nghĩ rằng việc mua nhà trả góp có phải là mục tiêu cần thiết và hợp lý hay không, nhưng trước tiên đã chỉ xem xét xem tiền có đủ hay không.

Đặc điểm của “tư duy người nghèo” là cứ sống mãi trong lối tư duy đó. Đặc điểm của “tư duy người giàu” là luôn theo một mục tiêu định hướng.

Tư duy người nghèo về việc mua một căn nhà thường xem xét phải trả bao nhiêu tiền trước tiên, sau đó tính toán và tự hỏi bản thân xem có nên mua hay không.

Người giàu nghĩ đến mua nhà trước tiên sẽ hỏi bản thân có muốn mua không, mua loại nào? Sau đó tính toán xem còn thiếu bao nhiêu tiền, giải quyết thế nào.

Nếu có một mục tiêu hợp lý cần thực hiện, thì chúng ta không thể dựa vào “nguồn lực không đủ” làm lý do để loại bỏ mục tiêu này. Đây là nguyên tắc mà người giàu muốn mách cho bạn, một nguyên tắc cực kỳ quan trọng.

5, Không kiểm soát được chi tiêu

Trước đây có một nhận thức cho rằng người nghèo càng có ý chí mạnh mẽ mà thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Điều đáng sợ nhất của “tư duy người nghèo” là không kiểm soát được chi tiêu.

Trong kinh tế học có một khái niệm gọi là “quyết định mệt mỏi”. Trong một thời gian ngắn, bạn đưa ra càng nhiều quyết định năng lượng của bạn càng cạn kiệt, bạn càng ít cân nhắc đến những ưu nhược điểm, và bạn thường bỏ qua “quyết định tốt nhất” thay vào đó đưa ra quyết định đơn giản nhất”.

Bộ phim “Wolf of Wall Street” nói về một người chuyên môn chuyên đi lừa gạt những người nghèo trẻ tuổi, trong phim có một câu “Chúng tôi bán rác cho những người rác rưởi, bởi vì tiền bạc nằm trong tay chúng ta càng có giá trị hơn trong tay họ”. Đây là tiếng lòng của một kẻ lừa đảo nhất trên thế giới.

Bán “rác” cho người nghèo muốn phát tài, đây cũng là một cách kiếm tiền có lợi của các doanh nghiệp. Những thứ vốn dĩ với mức lợi nhuận cao đáng kinh ngạc của “cổ phiếu nội bộ ban đầu” không thể lên sàn chứng khoán, và những vụ “lừa đảo tài chính” nhiều lần thất bại, đã tạo nên một gót chân Achilles của “tư duy người nghèo”. – Không phán xét, không tự chủ.

Vậy người giàu đầu tư như thế nào? Trong những hạng mục đầu tư của Buffett, không có bất động sản cũng như không có Internet, trước đây là vì không thích sau này là bởi không hiểu.

Đây là sự tự kiểm soát, chẳng hạn như một con báo, tập trung vào hạn chế năng lượng, chờ đợi một thời gian dài để nắm bắt được cơ hội của bạn và cuối cùng đưa ra một đòn chí mạng.

6, Tiết kiệm những thứ không đáng giá

Câu chuyện về một vị vua thời cổ đại là một ví dụ “hà tiện có tiếng”. Anh ta “keo kiệt” đến mức nào? Vào sinh nhật phu nhân của vị vua, ông ta chỉ cho mỗi người ăn một bát mỳ và ăn hết không được ăn thêm.

Khi ông xây dựng lăng mộ của riêng mình, bởi vì ông ấy chi quá ít tiền nên xảy ra vấn đề nghiêm trọng về chất lượng xây dựng, cuối cùng ông phải làm lại thành ra chi phí xây dựng và tháo dỡ cả hai lăng mộ đã khiến chi phí xây dựng trở nên cao nhất thời bây giờ.

Trong cuốn “sự khan hiếm” có một câu “Chúng tôi tiết kiệm từ những cái nhỏ nhặt từng đồng từng hào một , nhưng chúng tôi lại dành rất nhiều tiền để chi cho những vật lớn”.

Tại sao lại có quan niệm nghiêm túc về “tư duy người nghèo” như vậy?

Một nghiên cứu năm 1993 đã so sánh sự hào phóng của sinh viên các trường về vấn đề quyên góp từ thiện. Và kết quả thật bất ngờ: số lượng sinh viên Kinh tế – những người được cho là có hầu bao khá rủng rỉnh lại có số lượng người đồng ý đóng góp chỉ bằng một nửa so v ới các khoa Kiến trúc và Tâm lý học.

Công trình nghiên cứu của Paul Piff của ĐH Berkeley (Mỹ) cũng cho thấy kết quả tương tự. Piff đã đưa cho mỗi người một loạt các câu hỏi để họ tự đánh giá quyền lợi của bản thân, ví dụ “Nếu tôi ở trên tàu Titanic, tôi phải được xuống cái tàu cứu hộ đầu tiên”.

Kết quả cho thấy: người giàu hơn có xu hướng đặt bản thân mình lên trên hết, cho rằng mình luôn giỏi về mọi thứ, và thường rất coi trọng “nhan sắc” bản thân, đặc biệt là trước khi chụp ảnh.

Trong một nghiên cứu khác, Piff tập trung một nhóm người có thu nhập từ thấp đến cao, một số người có thu nhập lên tới 200.000 USD/ năm và cho mỗi người 10 USD. Họ phải chọn số lượng tiền họ sẽ cho đi, và thật bất ngờ: người có thu nhập thấp cũng là những người hào phóng hơn.

Tuy nhiên, Piff cũng cho rằng chưa thể kết luận được rằng vì giàu nên họ mới phải… ki bo hơn. Đơn giản là vì họ kỹ tính hơn với tiền bạc của bản thân, và đó là lí do mà họ giàu.

 

Trả lời