Những người trước đây học ngu, học dốt đều đã thành công và có cuộc sống ổn định rồi, nhưng bạn thì chưa có gì cả. Chúng ta sẽ cùng bóc tách vấn đề xem điều gì khiến bạn chưa thể thành công như những người “ngu dốt”.
Muốn hiểu bản chất của vấn đề thành công hay thất bại khi so sánh bạn và người “ngu dốt” thì phải tìm được điểm chung giữa 2 người. Và điểm giao đó chính là bạn và họ cùng sống trong cuộc đời này, cùng phải trải qua những trở ngại cuộc sống khắc nghiệt thì mới có thể tồn tại.
Những người ngu dốt trong học tập hồi cấp 3, đại học không có nghĩa họ không thể kiếm tiền nhiều hơn người học giỏi sau khi tốt nghiệp đại học. Bạn cần hiểu rằng muốn tồn tại được trong cuộc đời này thì cần những kiến thức sinh tồn chức không phải những tri thức lý thuyết.
Những người “ngu dốt” bỏ học dở chừng hoặc không đi học đại học, không đủ kiến thức lý thuyết đi học đại học. Họ bỏ thời gian, trí lực, sức lực vào cuộc sống thật trước bạn, nhưng bạn thì cần 3-4 năm để học xong đại học, thạc sĩ, tiến sĩ mới có thể bắt đầu làm việc. Rõ ràng người “ngu dốt” có thời gian trải nghiệm cuộc sống thực tế nhiều hơn bạn, bạn thậm chí còn chẳng biết xào món rau vừa chín tới, hay chẳng biết sửa chữa món đồ điện tử nào…
> Lập nghiệp kinh doanh thế nào mới thành công
Nhưng người “ngu dốt” được trải nghiệm nhiều, kinh nghiệm sống thực tế của họ rất thật, các mối quan hệ của họ cũng thân thiết hơn và không có nhiều mưu mô, vì lý do này mà họ được những ông chủ quý mến nhiều hơn cả 1 cử nhân tốt nghiệp đại học. Người “ngu dốt” bắt đầu dấn thân và thăng tiến từ sự quý mến này.
Vấn đề thành công của người ngu dốt là vậy, còn vấn đề chưa thành công của bạn nằm ở chỗ nào ? Nó là 4 điểm:
1, Không phân biệt rõ ràng : Ước mơ và mơ mộng
Bạn là người học nhiều hơn người “ngu dốt”, vì vậy chắc chắn bạn hiểu mình phải đặt mục tiêu khi bắt đầu thực 1 công việc. Điểm đích cùng với thời gian sẽ đánh giá hiệu quả làm việc của bạn, kết quả công việc có đạt được như dự kiến trong khoảng thời gian lúc đầu hay không.
Thế nhưng phần lớn những người học nhiều như chúng ta lại không phân biệt rõ ràng được ước mơ và mơ mộng, thế nên mục tiêu đặt ra cứ mơ màng đi và chẳng thực tế chút nào. Đó là điểm đầu tiên làm cho bạn hay chúng ta chệch hướng và không chắc chắn như người “ngu dốt”, người hoàn toàn không biết gì thì sẽ được ông chủ chỉ dạy, học biết được bao nhiêu càng được ông chủ quý mến bấy nhiêu. Còn bạn thì tự kiêu tự đắc với tri thức của mình, thế nên mọi việc làm cứ mờ mờ ảo ảo, chẳng đến được đích cuối cùng.
2, Có nỗ lực cố gắng, nhưng thiếu nghị lực
Có những người miệng nói “Phải cố gắng làm, cố gắng hết sức, mình nhất định sẽ làm được”. nhưng khi làm việc được 1 quãng thời gian cảm thấy chán nản, mệt mỏi , vất vả, cực nhọc, thành ra không thể bước tiếp đi trên con đường của mình.
Cách đây nhiều năm, Lương vẫn nhớ mình có 1 người bạn học chung cấp 3, cậu ta học rất giỏi, là học sinh của 1 lớp chọn, ban( khối) A ( Toán Lý Hóa), còn Lương thì học Bổ Túc , Bổ túc là 1 hệ học dành cho học sinh có năng lực yếu, độc giả của Lương bạn nào tuổi từ 1989 trở về trước thì chắc chắn biết hệ học này.
Sau tốt nghiệp cấp 3, cậu ta trúng tuyển vào 1 trường đại học lớn, có giá ở Hà Nội vào những năm đó, ngành mà cậu ta học là ngành xây dựng. Thế nhưng vì chuyện học tập quá khổ cho nên cậu ta bị lưu ban lại gần 1 năm. Sau khi tốt nghiệp đại học, cậu ta không hề theo làm ngành nghề xây dựng. Qua nhiều năm rồi Lương cũng không hỏi lại người bạn đó lý do tại sao không làm ngành nghề mình đã học.
Nhưng bạn thử nghĩ xem, cậu ta không làm là vì cậu ta không thích nghề xây dựng sau 5 năm học tập, hay cậu ta thích nghề khách hơn , hay cậu ta cảm thấy nghề xây dựng quá khổ cực ? Dù là lý do nào đi nữa thì cậu ta cũng thiếu phần ngào nghị lực làm việc.
3, Qúa tính toán thiệt hơn
Quá tính toán, quá so đo ai hơn ai thiệt mà quên mất 1 nguyên lý quan trọng được Mác-Lenin nói: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Những người học dốt sống theo kiểu xã hội, họ rất hào sảng, vô tư và sống thật với những người bạn bè của họ. Bên ngoài họ ăn nói mày tao và khá thô nhưng tình cảm họ dành cho người bạn bè của mình thật hơn nhiều người như chúng ta.
4, Khó giữ vững bản thân mình trước những cám dỗ
Người được ăn học nhiều có rất ít kỹ năng sống thực tế để đối với những vấn đề xấu trong xã hội. Rất nhiều người đã thành đạt, lấy được vợ đẹp, con ngoan nhưng thiếu kinh nghiệm sống nên dễ vấp ngã trong xã hội, không ham địa vị tiền tài thì cũng là “sắc”.
Lưu ý: từ “ngu dốt” mà Lương sử dụng không có chỉ ai cả, đó là tính từ mà Lương sử dụng để làm nguyên liệu cho bài viết mà thôi. Ok, gặp lại mọi người sau, các câu hỏi về kinh doanh, Marketing, bán hàng, thành công, kinh nghiệm sống để lại trong phần bình luận.