Chi phí biến đổi gồm những chi phí nào và ví dụ

Chi phí biến đổi có tên tiếng Anh là variable costs, nó là khái niệm dùng để chỉ các loại chi phí có xu hướng thay đổi cùng với quy mô sản lượng, là những chi phí doanh nghiệp thay đổi theo tỷ lệ sản xuất. Tăng hoặc giảm theo khối lượng sản xuất của một công ty; tăng khi sản xuất tăng và giảm khi sản xuất giảm.

Tổng chi phí biến đổi ngắn hạn (TC) được biểu thị trong hình (a). Nó có dạng chữ S vì ở mức sản lượng thấp, tổng chi phí biến đổi tăng chậm và điều này phản ánh ảnh hưởng của quy luật lợi suất tăng dần thu được từ các đầu vào nhân tố biến đổi. Khi sản lượng ở mức cao, tổng chi phí biến đổi tăng nhanh hơn do ảnh hưởng của quy luật lợi suất giảm dần theo quy mô của đầu vào biến đổi. Chi phí biến đổi bình quân (AVC trong hình b) ban đầu giảm do quy luật lợi suất tăng dần của đầu vào biến đổi, sau đó tăng do quy luật lợi suất giảm dần của đầu vào biến đổi bắt đầu phát huy tác dụng.(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân) 

Muốn tính chí phí biến biến đổi ta phải xác định được Đơn Vị Phát Sinh Chi Phí (Cost driver). Mỗi tháng tiền thuê nhân công và thuê sân bãi có thể không thay đổi, nhưng nếu tới tháng cao điểm, nhu cầu sản phẩm tăng cao, bắt buộc bạn phải điều chỉnh số liệu thu mua nguyên vật liệu nên lúc này con số cho chi phí làm ra sản phẩm sẽ tăng cao hơn mọi lần. Nguyên vật liệu có thể được coi là chi phí biến đổi rõ rệt nhất.

Ví dụ về chi phí biến đổi là hoa hồng bán hàng, chi phí nguyên vật liệu và chi phí công ích. Công thức cho tổng chi phí biến đổi là:

Tổng chi phí biến đổi = Số lượng đầu ra x Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị đầu ra

Ví dụ, trong việc kinh doanh khách sạn,khi khối lượng công việc kinh doanh hay doanh thu tăng lên thì chi phí biến đổi cũng tăng theo, và ngược lại doanh thu giảm thì chi phí biển đổi cũng giảm theo.

Một số ví dụ về chi phí biến đổi:

  • Thực phẩm, đồ uống và dụng cụ thiết bị lau chùi dọn dẹp khách sạn.

  • Hoa trang trí

  • Những tiện nghi của khách sạn

  • Văn phòng phẩm được sử dụng trong bộ phận tiền sảnh và nhà hàng.

  • Hóa chất sử dụng cho giặt là và xử lý nước.

  • Tiền hoa hồng dịch vụ.

  • Đồ trang trí trong khách sạn.

  • Đồ dùng tiện nghi cho khách

  • Mối quan hệ khách hàng.

  • Quần áo đồng phục.

  • Máy in.

  • Máy fax & điện thoại.

  • Tiền vận chuyển.

  • Nguồn nhân lực.

  • Phí quản lý.

  • Phí sales & marketing.

  • Vận hành bộ phận giặt là.

  • Vật tư vận hành khác.

 

 

 

 

 

Trả lời