Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một hình thức đóng bảo hiểm được nhiều lao động hiện nay lựa chọn. Loại bảo hiểm này cho phép mỗi người có quyền lựa chọn mức đóng phù hợp với mức thu nhập của bản thân.
Không như bảo hiểm bắt buộc, người mua không được hưởng các lợi ích về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh…nhưng bù lại họ sẽ có thêm một khoản lương hưu sau khi không làm việc nữa.
Bạn có thể để công ty đóng bảo hiểm cho mình, hoặc tự đóng nếu muốn.
Có 6 ý tưởng đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1, điều 9, nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
1, Đóng 22% thu nhập mỗi tháng: mức đóng go người đóng lựa chọn. Có thể thấp nhất theo tiêu chuẩn hộ nghèo và cao nhất là 20 lần so với mức lương hiện tại đang nhận.
>> 8 Ý tưởng bài học nhận ra của người doanh nhân 78 tuổi đã thành công cả đời
2, Đóng luôn 1 lần cho 3 tháng: lấy 3 nhân cho mức đóng trung bình 1 tháng
3, Đóng 6 tháng 1 lần: lấy mức đóng 1 tháng nhân 6
4, Đóng 12 tháng 1 lần: 12 x mức đóng 1 tháng
5, Đóng cho nhiều năm trong một lần (không được đóng quá 5 năm/lần): tổng mức đóng của các tháng trước cộng lại, tính thêm chiết khấu theo lãi suất (lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân mỗi tháng)
6, Nếu người lao động đã đủ điều kiện về hưu, thời gian đóng bảo hiểm còn thiếu chưa đến 10 năm thì được phép đóng hết đủ 20 năm trong 1 lần để được hưởng lương hưu. Số tiền phải đóng được tính bằng tổng các tháng còn thiếu, tính thêm lãi gộp bằng lãi suất đầu tư bình quân hàng tháng.