Tìm hiểu về Rồng 5 vuốt và rồng 3 vuốt

Rồng là hình tượng có địa vị quan trọng trong văn hóa lịch sử. Số lượng vuốt rồng thể hiện cho mức độ cao quý của bản thân loài rồng. Từ thời Thương Chu Trung Quốc, vuốt rồng nhiều nhất là có 3 vuốt. Càng về sau, số lượng vuốt rồng càng nhiều. Đồng thời số lượng vuốt rồng cũng mang ý nghĩa càng rõ rệt.

Đến thời Minh Thanh, vuốt rồng trở thành biểu tượng của các giai cấp khác nhau. Nếu sử dụng sai sẽ bị coi là vi phạm quy định chính sách. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Rồng 5 vuốt và rồng 3 vuốt.

Tìm hiểu về Rồng 5 vuốt và rồng 3 vuốt

Thời Minh Thanh, số lượng vuốt rồng được chia thành: rồng 5 vuốt là chỉ vua, hoàng đế. Rồng 4 vuốt là chỉ những người trong hoàng tộc. Rồng 3 vuốt là chỉ quan viên các cấp. Thường được thêu trên trang phục.

Rồng 5 vuốt là trang phục chuyên dụng của Hoàng Đế, những người khác không được sử dụng. Còn các Phiên Vương, Thân Vương là rồng 4 vuốt, tức là “mãng”. Ví dụ như quan phục có thêu rồng 4 vuốt, còn được gọi là mãng bào. Nếu có vị Thân Vương nào dám mặc áo thêu rồng 5 vuốt. Thì đồng nghĩa với việc tuyên bố tạo phản, muốn soán ngôi Hoàng Đế.

Ngoài trang phục, rồng trong hình tượng nghệ thuật cũng tuân theo nguyên tắc này. Rồng trong các tác phẩm điêu khắc hay tranh tường cổ đại phần lớn là rồng bốn vuốt. Rồng năm móng khá ít gặp.

Con rồng trên bức tường Cửu Long ở Tử Cấm Thành Bắc Kinh thời Càn Long là rồng năm vuốt. Trong khi con rồng ở bức tường trước phủ Chu Quế, vị vua thứ 13 Chu Nguyên Chương ở Đại Đồng, Sơn Tây thì là bốn vuốt. Ở đây nhằm để thể hiện một hệ thống thứ bậc nghiêm ngặt, không thể vượt qua.

>> Cách thờ cúng mẹ sanh mẹ độ (Cách thờ Mẫu)

Tìm hiểu về Rồng 5 vuốt và rồng 3 vuốt

Những con rồng xuất hiện trong dân gian phần nhiều là rồng bốn vuốt. Nhất là trong phim truyền hình, áo bào của người đóng vai Hoàng Đế thường chỉ là rồng bốn vuốt chứ không phải rồng năm vuốt. Ngoài ra, rồng bốn vuốt thường được sử dụng trong các mẫu hình cung hoàng đạo. Chứ không phải là hình ảnh rồng năm vuốt.

Xét từ góc độ lịch sử, rồng từ thời nhà Nguyên trở về trước cơ bản có ba vuốt. Đôi khi hai chân trước có ba vuốt và hai chân sau có bốn vuốt. Rất phổ biến trong các mẫu đồ sứ đời Đường, Tống và Nguyên.

Rồng bốn móng phổ biến vào thời nhà Minh. Rồng năm móng phổ biến hơn vào thời nhà Thanh. Câu nói “năm móng vuốt là rồng và bốn móng vuốt là mãng” được hình thành từ thời nhà Thanh. Chủ yếu được sử dụng như là một mô tả về sự khác biệt về hình ảnh trang trí trên trang phục của hoàng đế (long bào) và những người trong hoàng tộc (mãng bào).

Tóm lại rồng là tượng trưng cho sự cao quý. Vuốt rồng tượng trưng cho những tầng lớp địa vị khác nhau. Ở mỗi thời đại, quốc gia thì rồng và số lượng vuốt rồng cũng có những ý nghĩa biểu tượng nhất định.

Trên đây là những kiến thức lý giải về rồng 5 vuốt và rồng 3 vuốt mà chúng tôi có thu thập được. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, nguồn tham khảo hữu dụng dành cho các bạn.

Trả lời